MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lấy vợ để làm gì?

25-02-2014 - 11:40 AM |

Đàn ông cần được san sẻ mọi mặt, phụ nữ chỉ cần được "tự do".

Nội dung nổi bật:

- Các nhà nghiên cứu trường Đại học Harvard đã tiến hành khảo sát trên 4000 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới về vấn đề cân bằng giữa nấc thang sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

- Theo khảo sát, nam giới được động viên, hỗ trợ nhiều hơn trong cuộc sống so với nữ giới, từ chuyện con cái, nhà cửa cho đến công danh, sự nghiệp.

- Đối với phụ nữ, họ chỉ cần được "tự do", không phải gánh nhiều trách nhiệm là đủ.


Vừa cất bước được trên con đường thành công mà vẫn giữ gìn được những người mình yêu thương ở bên là cái đích mà nhiều nhà lãnh đạo thế kỷ 21 đang hướng tới. Đối với các nhà lãnh đạo cả nam lẫn nữ, sự ủng hộ và giúp đỡ của người thân, bạn đời ngày càng được đánh giá cao. Phần lớn những nhà lãnh đạo tham gia cuộc khảo sát đều đã có gia đình, chính mục tiêu tương đồng đã gắn kết họ và bạn đời với nhau.

Rất nhiều người nhấn mạnh tầm quan trọng của một mối quan hệ trong đó hai người có thể san sẻ và giúp đỡ. Họ đề cao sự tâm lý, khả năng định hướng cụ thể cũng như suy nghĩ toàn diện của người bạn đời. Trong số những nhà lãnh đạo tham gia cuộc khảo sát, không ít người cho rằng động viên tinh thần là điều đáng quý nhất mà người bạn đời mang đến cho sự nghiệp của họ. 

Cụ thể, cả nam giới lẫn nữ giới phần lớn đều trả lời rằng chính người bạn đời luôn tin tưởng họ, thậm chí còn thôi thúc họ đối mặt với những rủi ro kinh doanh để theo đuổi những cơ hội mang lại thắng lợi lâu dài về sau chứ không chỉ những kết quả tức thì. 

Họ còn mong bạn đời trở thành quân sư, nhà phê bình thẳng thắn cho chính bản thân. Một nữ lãnh đạo nói chồng cô thường đưa ra những câu hỏi thách thức tư duy nhằm giúp cô có khả năng đối mặt với những quan điểm trái chiều.

Bạn đời mang lại gì cho ta?

Cách thức động viên của người bạn đời vô cùng phong phú. Áp lực, đòi hỏi công việc của chúng ta luôn căng thẳng, nhiều chiều và liên tục. Người bạn đời có thể giúp ta để mắt tới những vấn đề quan trọng, giúp ta quản lý thời gian và sức khỏe, cân nhắc lựa chọn xoay quanh công việc, du lịch, việc nhà và quan hệ cộng đồng.


Tuy nhiên, xét về tổng thể, nam giới nhận được nhiều sự động viên và hỗ trợ hơn, từ tinh thần, sự nghiệp, việc nhà cho đến lời khuyên... 

Trong cuộc phỏng vấn, có nhiều người có vợ chấp nhận ở nhà làm một bà nội trợ mẫu mực, họ không ngừng kể vợ mình chịu thương chịu khó, chăm bẵm con cái như thế nào. 

Nhưng nhìn chung, dường như họ không còn mong mỏi có được một "người vợ công ty" theo hình mẫu cổ điển những năm 50 thập kỷ trước nữa, đó là những người làm vợ "đại gia", biết soạn bữa tối chiêu đãi đối tác, tổ chức tiệc cocktail cho khách hàng, khéo giao tiếp dù ở nhà hay xuất hiện cùng phu quân trước đám đông để giúp ích cho nấc thang sự nghiệp của chồng. 

Ở một số đất nước hay ngành nghề nhất định thì nhu cầu "sang vì vợ" vẫn tồn tại. Một nhà điều hành trong ngành dầu khí nói: "Một khi đã sống và làm việc trong những môi trường thế này, không thể không có vợ biết làm "sứ giả trò chuyện"".

Phụ nữ thì ngược lại, "được ủng hộ" là khi bạn đời đồng ý cho phép họ tự do thoải mái, không phải gánh những trách nhiệm truyền thống trong nhà

Sau đây là lời bình luận tiêu biểu: "Chồng tôi hiểu yêu cầu công việc của tôi, không đặt áp lực khi công việc chiếm quá nhiều thời gian hơn cả ý muốn của tôi". Nói cách khác, nếu như các nhà lãnh đạo nam tán dương bạn đời vì biết góp sức cho sự nghiệp của họ, thì với phụ nữ, chỉ cần không bị can thiệp là đủ.

Không ai thành công một mình

Dù là trong hay ngoài công việc, bất kể người nào cũng cần ai đó hỗ trợ, san sẻ. Trên con đường đạt tới cái đích thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống, cả nam giới lẫn nữ giới sẽ đều phải tiếp tục đối mặt với những lựa chọn khó khăn để xem mình nên đầu tư tâm sức vào đâu.

Thùy An

kyanh

hbr.org/trailingspouses

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên