MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người giỏi ngoại ngữ thường có óc tổ chức tốt

25-12-2013 - 14:29 PM |

Ngôn ngữ ảnh hưởng tới suy nghĩ, nhận thức, quan điểm về thế giới của con người

Nội dung nổi bật:

Những người sử dụng được nhiều ngôn ngữ thì có cá tính, thậm chí suy nghĩ, nhận thức về thế giới khác nhau khi họ nói những ngôn ngữ khác nhau. 

Đó là do họ có cảm xúc suy nghĩ khác nhau khi sử dụng các ngôn ngữ đó. Lý do bởi vì, hầu hết mọi người không có khả năng sử dụng hai ngôn ngữ như nhau, và tính khơi gợi ký ức mà một ngôn ngữ có thể mang lại. 

Một nguyên nhân khác đang trong tranh luận là do sự khác biệt của từ vựng và cấu trúc ngữ pháp chi phối suy nghĩ của con người.


Tuần trước Johnson đã phát hiện ra những ưu điểm của việc biết hai thứ tiếng như: khả năng thực hiện tốt hơn trong những công việc tổ chức, quản lý (đòi hỏi não bộ lập kế hoạch và biết sắp xếp thứ tự ưu tiên), giảm khả năng mắc chứng mất trí nhớ khi già, và đương nhiên là lợi thế sử dụng được hai ngôn ngữ cùng lúc.

Ngoài ra, những người sử dụng được nhiều ngôn ngữ thì có cá tính khác nhau, thậm chí suy nghĩ, nhận thức về thế giới khác nhau khi họ nói những ngôn ngữ khác nhau. Đây là một phát hiện thú vị. Thế giới quan của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ họ sử dụng. 

Ví dụ, một đồng nghiệp của tờ Economist trước đây đã đưa tin bằng tiếng Do Thái có phần khiếm nhã hơn khi đưa tin bằng tiếng Anh. 

Vậy, tại sao lại có việc này?

Benjamin Lee Whorf, một nhà ngôn ngữ Mỹ mất vào 1941, đã chia sẻ rằng, mỗi một ngôn ngữ mã hóa một thế giới quan và có tác động lớn tới người nói. Thuật ngữ “Whorfianism” chỉ sự chi phối của ngôn ngữ tới suy nghĩ nhận thức của con người.

Nhiều người nghi ngờ quan điểm này, bao gồm cả tờ The Economist, thậm chí Economist còn tổ chức một cuộc tranh luận về chủ đề này vào năm 2010. Nhưng cũng phải thừa nhận có những lý do hợp lý để tin rằng ngôn ngữ chi phối nhận thức.

Sự bất cân xứng trong khả năng sử dụng các ngôn ngữ

Sự tác động này không hẳn liên quan tới từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ thứ hai. Vì hầu hết mọi người không ai sử dụng hai ngôn ngữ tốt như nhau được. 

Rất nhiều người học một ngôn ngữ từ cha mẹ, ngôn ngữ khác học sau trong cuộc sống, thường từ trường học. Thế nên, những người biết song ngữ thường có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau, nên họ không phải luôn sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tốt nhất. 

Ví dụ, khi được kiểm tra ngoại ngữ, mọi người ít rơi vào bẫy liên quan tới nhận thức hơn là sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Việc này là do, khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ thứ hai, thường thì sẽ tư duy chậm hơn. Mọi người có cảm nhận khác nhau khi nói những ngôn ngữ khác nhau. 

Và hầu hết con người có thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách lỏng lẻo, bộc phát, tự tin hoặc hài hước hoặc thô lỗ hơn các ngôn ngữ khác.


Sự khơi gợi của ngôn ngữ

Thậm chí với những người có khả năng sử dụng hai ngôn ngữ gần như là ngang nhau thì người đó vẫn có thể cảm thấy khác nhau trong hai ngôn ngữ, đó là do sự phân biệt giữa song ngữ và song văn hóa.

Rất nhiều người nói hai ngôn ngữ nhưng không mang hai văn hóa. Nhưng một vài người lại vừa học ngoại ngữ vừa bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại. 

Tuy nhiên, kể cả trường hợp này, thì những người này vẫn cảm thấy khác biệt trong hai ngôn ngữ mình biết.

Những nhân tố nhỏ, có thể ảnh hưởng lớn tới cách cư xử. Yêu cầu mọi người kể một câu chuyện vui chẳng hạn, sẽ đặt họ vào tâm trạng tốt.

 Một sinh viên người Puerto Rica sống ở Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha thì có cảm giác nhớ gia đình, nhớ nhà. Trong khi nếu anh này chuyển sang tiếng Anh khiến sẽ nghĩ về trường học và công việc.

Tóm lại, có hai nguyên nhân (bất cân xứng trong khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự khơi gợi cảm giác) khiến con người cảm thất khác nhau khi nói những ngôn ngữ khác nhau.

Có thể là do từ vựng và cấu trúc?

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đang tranh luận một nguyên nhân khác về ngữ pháp, cấu trúc. Một nhà kinh tế gần đây phỏng vấn ở Prospero, Athanasia Chalari, đưa ra ví dụ rằng:

Những người Hy Lạp nói to và họ ngắt lời nhau thường xuyên. Nguyên nhân đó là do ngữ pháp và cú pháp Hy Lạp. Khi người Hy Lạp nói họ bắt đầu câu nói bằng động từ và một dạng động từ gồm nhiều thông tin nên bạn đã biết hết những gì họ sắp nói ra chỉ sau từ đầu tiên và có thể ngắt lời người khác một cách dễ dàng.

Có phải vì lý do này mà người Hy Lạp hay ngắt lời người khác?

Vấn đề là nhiều ngôn ngữ trên thế giới cũng đặt động từ đầu câu. Nhiều ngôn ngữ cũng bị biến cách, mã hóa nhiều thông tin trong động từ. 

Đó sẽ là một phát hiện đáng chú ý nếu tất cả những ngôn ngữ kiểu này đều khiến người nói có xu hướng ngắt lời người khác. 

Tuy nhiên, như tiếng Walesvừa dùng động từ đứng đầu vừa bị biến cách như tiếng Hy Lạp, nhưng người xứ Wales không được biết đến như những người hay tranh nói.

>> Làm chủ cuộc sống

Thùy Đỗ

thuydtt

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên