Lỗ 1 triệu đồng/con vẫn phải bán!
Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cảm thán: “Hiện tại, thống kê cho thấy tổng đàn heo tại Đồng Nai lên tới 1 triệu 800 nghìn con, nhưng con số thực tế còn cao hơn nhiều! Hàng ngày các xe chở heo đi TPHCM tấp nập, nhưng lượng heo tồn lại trong chuồng vẫn rất lớn. Dù bán heo với giá 31.000 đồng/kg là lỗ, nhưng người chăn nuôi vẫn phải cắn răng mà bán vì càng nuôi càng lỗ nhiều hơn”.
- 09-01-2017Cận Tết, giá lợn lao dốc vì đâu?
- 04-12-2016Vắng bóng thương lái thu mua – giá lợn đang giảm sâu
- 21-11-2016Trung Quốc tăng mua, giá lợn hơi tăng trở lại
“Vựa” lợn ở Đồng Nai đang tồn trên 1,8 triệu con
Lý giải về nguyên nhân tại sao lượng lợn tồn với số lượng “không thể tưởng tượng nổi” như vậy, ông Nguyễn Kim Đoán cho rằng: Trong 3 năm qua, chăn nuôi lợn cho người dân mức lãi khá cao, mang lại thu nhập ổn định, nên nhiều hộ chăn nuôi đã “bung đàn”. Thấy đầu tư vào chăn nuôi có lãi, nhiều tập đoàn kinh tế cũng nhảy vào lĩnh vực này. Hầu như đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi nào cũng có đàn heo. Riêng như các tập đoàn Anco, Hòa Phát, C.P, lượng heo của họ lên tới hàng chục nghìn con, khiến tổng đàn lợn trong cả nước “đội” lên vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Mặc dù chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tết, nhưng lượng lợn bị “đóng băng” trong chuồng vẫn rất cao. Người dân bán giá 32.000 đồng còn lỗ ít, với những con lợn có trọng lượng trên 1 tạ, thì giá còn thấp hơn nhiều. Ông Đoán khẳng định: Lợn càng to càng khó bán. Có những con 1,2 tạ bị “lỡ chuyến đò” xuất sang Trung Quốc, rất khó bán vì thương lái ỉ ôi chê “mua về không thể bán nổi vì người dân không thích heo mỡ”.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đại (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội ngậm ngùi cho biết: Để “cắt lỗ”, ông vừa phải “nghiến răng” bán 200 con lợn với giá chỉ hơn 30.000 đồng/kg. Mỗi con lợn bán ra ông lỗ 1 triệu đồng. “Bán xong đàn lợn này chúng tôi lỗ gần tiền tỉ. Tạm thời chúng tôi sẽ tạm dừng chưa tái đàn trở lại, chờ giá thị trường lên mới tính tiếp” - ông Đại cho buồn rầu nói.
Làm gì để giảm lỗ cho nông dân?
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, từ 2 ngày nay, mỗi ngày Đồng Nai cũng chỉ có khoảng 2-3 xe với tổng số khoảng 150 con lợn/xe chở bán cho thương lái Trung Quốc. Với số lượng chỉ khoảng 300-500 con/ngày so với số lượg lợn tồn trong chuồng, chẳng giải quyết được nỗi lo cho người chăn nuôi. Để giảm bớt 1 phần khó khăn cho nông dân, Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Bộ NNPTNT, đề nghị Bộ yêu cầu các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi, các đơn vị sản xuất, cung ứng thuốc thú y giảm bớt giá bán. Đồng thời khuyến nghị nông dân chưa tái đàn vội. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng “người nuôi lỗ nặng” nhưng thương lái vẫn “sống khỏe” trên lưng nông dân, ông Nguyễn Kim Đoán cho rằng, vấn đề phải giải quyết được khâu trung gian, giá cả đội lên từ khâu này. Muốn vậy, quản lý thị trường phải quản lý tốt về giá, không thể để thương lái gom lợn với giá rẻ mạt và bán với giá “trên trời”.
Nhiều hộ chăn nuôi cũng đề nghị cơ quan quản lý thị trường cần làm tốt chức năng kiểm soát, quản lý tốt giá đầu vào và đầu ra. Tức là căn cứ vào mức giá “nhập vào” từ dân để khống chế mức giá “bán ra”, tránh tình trạng nông dân méo mặt vì thua lỗ, người tiêu dùng “méo mặt” vì thực phẩm đắt đỏ. Ông Nguyễn Văn Đại cho rằng: Khuyến cáo cáo người dân không chăn nuôi lợn, chỉ đúng về mặt lý thuyết nhưng không đứng về phía nông dân. Bởi thực tế, nông dân ngoài làm nông ra, họ chẳng biết làm gì hơn. Nếu chuyển từ nuôi lợn sang nuôi các con vật khác, cần phải thay đổi cơ cấu chuồng trại rất tốn kém. Kỹ thuật chăn nuôi các vật nuôi khác nhau, đòi hỏi kinh nghiệm. Chưa kể, nếu nhà nhà nuôi lợn lỗ mà chuyển sang nuôi trâu, bò, gia cầm… các giống nuôi này lại bị khủng hoảng thừa, người dân lại “lãnh đủ”” - ông Đại chua chát nói.
Bàn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tránh rủi ro cho nông dân, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Muốn chủ động, cần khép kín quy trình sản xuất, cung ứng thị trường. Tức là các DN cùng tham gia làm nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi theo quy trình công nghệ cao. Khi các DN sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sẽ không có đất cho các kiểu làm ăn chụp giật, manh mún, đầu cơ ghìm giá của các thương lái.
Lao động