Lộ diện cuộc đời sinh viên đáng thương nhất Đại học Thanh Hoa: Đừng phàn nàn cội nguồn gia đình, lá bài nào được chia cũng phải chơi tốt!
Có thể trên đời này không có một gia đình hoàn hảo.
- 08-09-2023Nỗ lực phi thường, nam sinh bại não thi đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa với số điểm "khủng"
- 17-07-2023Nữ thủ khoa từ chối lời mời của Đại học Thanh Hoa chỉ vì lý do đơn giản
- 12-07-2023Nữ sinh Việt hiếm hoi đậu Đại học Thanh Hoa chỉ sau 1 tháng chuẩn bị hồ sơ
Tuổi thơ đầy bất hạnh của thiên tài
Hoàng Khải (Trung Quốc) có một tuổi thơ chẳng mấy êm đẹp. Cha mẹ ly hôn khi anh mới 1 tuổi. Họ coi anh là gánh nặng và không muốn nuôi dạy nên đã đùn đẩy trách nhiệm sang ông bà nội.
Khi còn nhỏ, Hoàng Khải chưa bao giờ có cảm giác hạnh phúc khi được làm nũng trong lòng cha, cũng như không cảm nhận được sự dịu dàng của vòng tay mẹ. Khi Hoàng Khải học tiểu học, mẹ đã viết cho anh một lá thư và đồng ý gặp anh. Nhưng mẹ anh đã thất hứa.
Năm ngoái, Hoàng Khải vô cùng mong đợi được nhận tin nhắn từ mẹ, nhưng thứ anh nhận được không phải là lời yêu thương mà là lời cảnh báo lạnh lùng: "Đừng làm phiền cuộc sống của tôi".
Về cha mình, trong đầu Hoàng Khải có những ký ức không mấy tốt đẹp. Xa nhà hơn 10 năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, cha anh chỉ về quê 3 năm/lần, lần nào về nhà cũng cáu kỉnh. Cha anh đã lập gia đình mới từ rất lâu. Một lần đồng nghiệp về chơi, cha không muốn thừa nhận anh mà chỉ lạnh lùng nói anh là một đứa trẻ trong làng.
Không thể tưởng tượng được một đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ từ khi còn nhỏ sẽ phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn, đau khổ và phân biệt đối xử để có thể lớn lên khỏe mạnh. Tuổi thơ của những đứa trẻ khác đầy màu sắc nhưng tuổi thơ của Hoàng Khải toàn màu u ám. May mắn thay, anh có ông bà nội yêu thương.
Hoàng Khải sinh sống cùng ông bà nội tại một làng quê nghèo - nơi mà mọi người không quan tâm đến việc học hành của con cái. Nhưng anh được ông bà chắt bóp từng đồng cho đi học đầy đủ. Anh đạt nhiều thành tích xuất sắc và trở thành sinh viên đại học đầu tiên trong làng.
Khi điền hồ sơ, Hoàng Khải chọn ngành Y khoa, nhưng sau khi vào đại học, anh phát hiện ra mình không yêu thích ngành nghề này. Nhưng anh vẫn theo học, mất thêm 5 năm nữa mới được nhận vào học bậc Thạc sĩ luật tại Đại học Thanh Hoa và có thành tích xuất sắc.
Dù lớn lên trong cảnh thiếu thốn, đặc biệt không nhận được sự yêu thương, quan tâm từ gia đình nhưng Hoàng Khải không bao giờ bất mãn, oán trách. Anh không bị mắc kẹt bởi quá khứ không thể thay đổi mà vẫn luôn hướng đến những mục tiêu rõ ràng trong tương lai.
Kết cấu của gia đình cũng giống như đất, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu không có đất, hoa vẫn có thể nở trong kẽ đá.
Khi trưởng thành, hãy ngừng phàn nàn về nguồn gốc gia đình
Người ta có thói quen đổ lỗi cho những khó khăn, vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống là do ảnh hưởng của gia đình gốc gác. Nhưng xét cho cùng, mỗi người cần học cách tự đối mặt với phần đời còn lại, không thể dễ dàng nói rằng cha mẹ đã hủy hoại cuộc đời. Khi trưởng thành, hãy ngừng phàn nàn về gia đình. Hãy củng cố bản thân, chữa lành và sống cuộc sống tuyệt vời.
Nhà tâm lý học Frank Kadler nói: "Một trong những sự thật đáng tiếc của cuộc đời là hầu hết những khó khăn đầu tiên của chúng ta đều đến từ gia đình. Nhưng nếu bạn muốn thay đổi, bạn có thể".
Bạn có thể chọn không tha thứ, nhưng hãy chọn buông tay. Nguồn gốc gia đình là cội nguồn nhưng lại không phải là số phận của một người. Nếu không nhận được tình yêu thương của cha mẹ thì hãy yêu thương bản thân thật tốt và phấn đấu cho tương lai.
Có một câu chuyện như sau khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ:
Một anh chàng nọ sau khi tốt nghiệp đại học đã nộp đơn xin việc làm biên tập viên ở địa phương nhưng bị từ chối trong quá trình phỏng vấn. Sau này, anh làm việc trái ngành nghề để dành dụm tiền khởi nghiệp nhưng do thiếu kinh nghiệm nên thất bại. Anh đổ lỗi cho thất bại của mình là do xuất thân nghèo khó.
Anh chàng bất mãn: "Cha mẹ tôi nghèo khó nên tôi bị loại trong quá trình phỏng vấn. Cha mẹ không thể hỗ trợ tôi về vốn, mối quan hệ và kinh nghiệm, đó là lý do khiến tôi thất bại trong sự nghiệp".
Nhiều người đổ lỗi cho gia đình về những bất hạnh trong cuộc sống và phàn nàn về nguồn cội của mình. Sở dĩ điểm kém là vì cha mẹ thất học; lý do việc làm kém là vì cha mẹ không có quan hệ;...
Phàn nàn sẽ không bao giờ thay đổi được tình hình hiện tại. Thay vì phàn nàn về việc ở trong bóng tối, hãy tiến về phía trước để tìm ra ánh sáng. Ai cũng muốn sinh ra trong một gia đình tốt, nhưng chúng ta không thể chọn cha mẹ cho mình. Dù quân bài nào được chia, bạn cũng chỉ có thể cố gắng chơi thật tốt.
Hầu hết chúng ta đều được sinh ra trong một gia đình bình thường. Chúng ta không có nền tảng và xuất phát điểm thấp. Không ai có thể lựa chọn nguồn gốc, nhưng có thể lựa chọn cuộc sống của mình. Hãy bớt phàn nàn, thực hiện những thay đổi tích cực sẽ giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Cha mẹ bạn là những nhà đầu tư mạo hiểm và cuộc đời bạn là hành trình khởi nghiệp. Bạn là người sáng lập ra sự nghiệp và cuộc sống của chính mình. Nếu gia đình của bạn không đủ tốt, bạn nên ngừng cảm thấy oán trách sau tuổi 20. Hãy có trách nhiệm với chính mình để xây dựng một gia đình tốt đẹp hơn cho thế hệ sau.
Đời sống & pháp luật