Lộ diện nhà đầu tư bất động sản "đuối sức"
Thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản sụt giảm. Theo đó, lộ diễn những nhà đầu tư đuối sức đang muốn thoát hàng.
- 24-10-2022Chuyên gia nói gì về những sức ép lên thị trường bất động sản cuối năm?
- 24-10-2022Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét đề xuất phát triển 13 dự án nhà ở xã hội
- 24-10-2022Đấu giá hàng trăm lô đất tại Hà Nội, có lô giá khởi điểm chỉ vài triệu đồng mỗi m2
Thời gian gần đây, thanh khoản trên thị trường bất động sản sụt giảm cục bộ. Bên cạnh những nhà đầu tư đang cố gồng chờ thị trường xuất hiện khởi sắc thì một số người đang bán bất động sản bằng mọi giá, dù lỗ nhưng vẫn thấy may.
Năm 2021, có 2 tỷ đồng đang gửi tại ngân hàng, anh Nguyễn Trường, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, bắt đầu tìm hiểu về thị trường bất động sản, với mong muốn có lợi nhuận tốt.
“Thời điểm đó, không ít bạn bè tôi đã kiếm được tiền từ bất động sản, thậm chí có những người chỉ trong vòng 1 - 2 năm đã giàu lên nhanh chóng. Khi ấy, lãi suất ngân hàng cũng khá thấp nên tôi đã rút hết và đầu đi khảo giá nhiều nơi để xuống tiền”, anh Thành nói.
Sau thời gian tìm kiếm, anh Trường xuống tiền mua mảnh đất tại Bắc Giang rộng 100m2, với giá 3 tỷ đồng, số tiền còn lại là anh đi vay. Thời gian đầu, dù mỗi tháng phải trả mấy chục triệu đồng cả lãi và gốc nhưng anh Trường vẫn cảm thấy rất thoải mái và tự tin lần đầu tư này sẽ có lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, đến khi thị trường bất động sản chững lại, anh Trường thấy như “ngồi trên đống lửa” khi mảnh đất rao bán suốt thời gian dài nhưng không có người hỏi mua.
“Ban đầu tôi rao bán bằng giá mua vào nhưng mãi không có người mua. Khoảng 1 tháng sau tôi giảm xuống còn 2,6 tỷ đồng thì có 3 người hỏi mua. Sau 2 lần điều chỉnh giá, người mua muốn chốt với giá 2,2 tỷ đồng, thấy thiện chí nên tôi đành bán để trả nợ, vì lãi suất ngân hàng cũng đang tăng lên”, anh Trường nói.
Tương tự, anh Hoàng Đức Kiểm, nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời điểm đầu năm 2022, anh bỏ ra gần 6 tỷ đồng mua 3 lô đất tại Sóc Sơn (Hà Nội), mỗi mảnh có diện tích từ 70 - 90m2. Trong đó, có 2,5 tỷ đồng anh vay từ ngân hàng.
“Lãi suất gần đây liên tục tăng, sợ rằng nếu tiếp tục đi lên vượt khả năng chi trả của tôi trong giai đoạn đang khó làm ăn. Do vậy, tôi rao bán cả 3 lô đất. Tuy nhiên, rao mãi tôi thấy khó bán”, anh Kiểm nói.
Sau 3 tháng liên tục rao bán, anh gặp được khách hàng có nhu cầu. Với nhiều lần thương thảo về giá, anh Kiểm đã chốt bán cả 3 mảnh đất theo mức giá người mua đề nghị là 5 tỷ đồng. “Thời điểm này, nhiều người cũng đang cắt lỗ, nên bán được là may rồi. Tôi sợ thị trường sẽ tiếp tục đi xuống nên chỉ cần không lỗ nhiều là chốt bán”, nhà đầu tư này nói.
Trong bối cảnh, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn từ dòng tiền, thanh khoản, lãi suất,... nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra đuối sức. Không ít môi giới cũng thừa nhận, thanh khoản đang ngày một sụt giảm.
Anh Vũ Viết Đăng, chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, nhiều nhà đầu tư bất động sản dùng đòn bẩy quá lớn hiện nay đang muốn “tháo chạy” khỏi thị trường. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư lớn hiện cũng đã chấp nhận bán lỗ một số lô đất để cơ cấu danh mục đầu tư, chỉ giữ lại nhưng lô có vị trí đẹp và công năng sử dụng ngay.
“Khi thị trường sôi động thì bỏ tiền vào khu vực nào cũng có lãi, lúc đó ai cũng rất ham. Nhưng khi thị trường bất động sản bắt đầu sang giai đoạn mới sẽ lộ diện những nhà đầu tư đuối sức, họ là nhóm đối tượng sẽ bỏ chạy đầu tiên khi có biến động do tâm lý không vững vàng, non kinh nghiệm và vốn mỏng”, anh Đăng nói.
Anh Đăng cho rằng, hiện tượng cắt lỗ tại nhiều nơi đã phổ biến ở mức 15 - 20%, một số mảnh đất có vị trí xấu có thể lên tới 30%. Tuy nhiên, việc này chủ yếu đến từ một bộ phận nhà đầu tư mới và chưa xuất hiện tình trạng bán bất chấp như giai đoạn 2011 - 2013. Nếu thị trường không có chuyển biến mới chỉ cuối năm nay đến đầu năm 2023 nhà đầu tư đang ôm đất sẽ thấy sức ép lớn hơn.
Nhịp sống thị trường