Lo ngại rủi ro tỷ giá, Quỹ VOF sẽ hạn chế đầu tư vào các doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu
Tính đến 30/09/2016, NAV VOF đạt 850,4 triệu USD, tương đương 4,08 USD/cổ phiếu quỹ (tăng 25,9% từ đầu năm đến nay). Vốn hóa đạt 650 triệu USD, chiết khấu giá cổ phiếu so với NAV là 23,6%.
- 14-10-20163 xúc tác cho tương lai mà VinaCapital kỳ vọng
- 14-10-2016VinaCapital: TTCK Việt Nam vẫn có PE tương đối thấp
- 13-10-2016Một trong những quỹ lớn nhất trên TTCK Việt Nam chuẩn bị “đổ tiền” vào sàn Upcom
Được thành lập năm 2003, quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) đã chuyển niêm yết lên sàn giao dịch chính của TTCK London sau 12 năm niêm yết tại sàn AIM dành cho các công ty đang phát triển.
VOF là quỹ dạng đóng đăng ký tại Guernsey, Anh. Chiến lược đầu tư chọn lọc vào các công ty có yếu tố cơ bản tốt, tập trung vào các lĩnh vực hưởng lợi từ tiêu dùng nội địa và sự phát triển về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
VOF cho biết sẽ tiếp tục hướng đến các công ty hưởng lợi từ tăng trưởng tiêu dùng nội địa và ít liên quan đến xuất nhập khẩu để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra với các yếu tố vĩ mô như tỉ giá hay các chính sách thương mại.
Tính đến 30/09/2016, NAV VOF đạt 850,4 triệu USD, tương đương 4,08 USD/cổ phiếu quỹ (tăng 25,9% từ đầu năm đến nay). Vốn hóa đạt 650 triệu USD, chiết khấu giá cổ phiếu so với NAV là 23,6%.
Trong 5 năm qua, chương trình mua lại cổ phiếu quỹ được tiếp tục thực hiện, giúp hoàn lại 242 triệu USD lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Danh mục thị trường vốn chiếm 50% NAV của VOF, gồm các khoản đầu tư chọn lọc vào các công ty có nền tảng cơ bản tốt, với giá trị đầu tư không bị giới hạn bởi tỉ trọng của cổ phiếu đó trong VnIndex.
Hơn 50% danh mục VOF hướng tới cổ phiếu niêm yết
Hiện tại, danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết của VOF có khoảng 20 mã với định giá 14 lần, thấp hơn so với thị trường chung (khoảng 16 lần), nhưng tăng trưởng lợi nhuận đạt hơn 20%.
Theo VOF, việc chủ động trong trong chọn lựa cổ phiếu giúp danh mục này đạt lợi nhuận vượt trội, hơn 41% trong 8 tháng đầu năm 2016.
Trí Thức Trẻ