Lo ngại Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp, Ấn Độ siết chặt FDI
Theo đó, tất cả các công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Ấn Độ đều phải nhận được sự chấp thuận của chính phủ nước này.
- 19-04-2020Lịch sử bí ẩn của họ virus corona: Từ cơn cảm lạnh thông thường đến những đại dịch toàn cầu
- 19-04-2020Bên trong thế giới "cầm vali tiền canh nhà máy" ở Trung Quốc
- 19-04-2020COVID-19: Quỹ khẩn cấp 350 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ đã hết tiền
Kinh tế xuống dốc do tác động của đại dịch Covid-19, khiến nguy cơ doanh nghiệp Ấn Độ bị Trung Quốc thâu tóm ngày càng lớn. Chính vì vậy, Chính phủ Ấn Độ vừa thay đổi chính sách đầu tư nước ngoài, siết chặt các quy định về mua bán doanh nghiệp.
Theo đó, tất cả các công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Ấn Độ đều phải nhận được sự chấp thuận của chính phủ nước này. Theo thay đổi mới nhất, Ấn Độ quy định ‘một công ty thuộc một nước có biên giới chung với Ấn Độ, hoặc chủ nhân của các khoản đầu tư vào Ấn Độ đang cư trú hoặc là công dân của các nước như vậy, chỉ có thể đầu tư theo các hướng dẫn của chính phủ’’.
Kinh tế xuống dốc do tác động của đại dịch Covid-19, khiến nguy cơ doanh nghiệp Ấn Độ bị Trung Quốc thâu tóm ngày càng lớn. (Ảnh: Getty)
Thay đổi này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc mà tới cả các khoản đầu tư của các công ty Trung Quốc qua nước thứ ba như Singapore hay Mauritius. Ấn Độ có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Nepal, Bhutan, và Afghanistan.
Trước Ấn Độ, Italia và Tây Ban Nha cũng đã có những động thái nhằm bảo vệ các công ty nước này vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 khỏi các thương vụ mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc đang có những ảnh hưởng nhất định về kinh tế tại khu vực Nam Á thông qua các dự án trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường’’. Bắc Kinh đã có các khoản đầu tư lớn vào hạ tầng tại Pakistan và Sri Lanka.
Ngân hàng HDFC – ngân hàng tư nhân lớn nhất Ấn Độ mới đây đã công bố thông tin cho biết, tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương) tại HDFC đã vượt qua mốc 1%.
Giáo sư Biswajit Dhar tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Kế hoạch, Đại học Jawalarlal Nehru cho biết, bước đi của Ấn Độ là do các quan ngại Trung Quốc sẽ thống trị thế giới hậu Covid-19.
Giáo sư này chỉ rõ: “Trung Quốc nhất quán trong hành động của mình và đã có những bước khởi đầu thuận lợi tại các quốc gia khác. Lĩnh vực chế tạo là mục tiêu trước tiên. Các công ty Trung Quốc có thể nhắm tới nhiều lĩnh vực khác đang chịu tác động suy thoái. Nhiều công ty Ấn Độ chắc chắn có mặt trong danh sách này, gồm cả các doanh nghiệp cỡ vừa”.
Các nhà phân tích cho rằng, việc ngăn chặn các khoản đầu tư của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực tại Ấn Độ trong thời gian tới, ví dụ nhóm hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại thông minh và phụ kiện. Trước đây, Ấn Độ chỉ đặt ra quy định này với các công ty Bangladeshvà Pakistan muốn đầu tư vào Ấn Độ. Ngoài ra, quy định mới cũng không cho phép các công ty Pakistan được đầu tư và các ngành có tính chất chiến lược như quốc phòng, hàng không vũ trụ và năng lượng nguyên tử.
VOV