Lộ nguyên nhân về con số tiêu thụ xăng dầu "ảo"
Việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối tạo nên con số tiêu thụ ảo trên thị trường, gây khó khăn trong việc kiểm soát nguồn cung.
- 03-10-202410 bộ ngành, đơn vị họp bàn nghị định mới về kinh doanh xăng dầu
- 30-09-2024Công khai, minh bạch thị trường xăng dầu
- 28-09-2024Thị trường xăng dầu diễn biến mới, Bộ Công Thương chỉ đạo nóng
Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), vừa thông tin về điều này.
Tại dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương quy định các thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu của nhau, chỉ được mua từ thương nhân đầu mối kinh doanh.
Tuy nhiên, quy định này vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu vì cho rằng như vậy là tạo thế độc quyền cho một số "ông lớn" xăng dầu, vi phạm Luật Cạnh tranh.
Trả lời về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Nguyễn Thúy Hiền cho biết việc cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau tạo ra nhiều tầng nấc trung gian trong khâu phân phối (thị trường thứ cấp) làm tăng thêm chi phí trong khâu này là một trong những nguyên nhân dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ ở mức thấp, không khuyến khích doanh nghiệp bán xăng dầu ra thị trường.
Việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau trên thực tế khiến cho cùng một lượng xăng dầu đưa ra tiêu thụ trên thị trường nhưng đều nằm trong số liệu báo cáo tiêu thụ xăng dầu của nhiều thương nhân phân phối xăng dầu, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.
Cùng với đó, bà Hiền cho rằng việc thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu lẫn nhau như hiện nay, trên thực tế còn phục vụ mục đích kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, tạo doanh thu cho thương nhân phân phối xăng dầu để chứng minh tài chính khi vay vốn ngân hàng, không đảm bảo đúng mục tiêu kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đáng chú ý, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định việc quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường.
Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển hướng tới phân khúc thị trường cao hơn (làm thương nhân đầu mối).
Người lao động