MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lộ tuyến đường lạ đưa hàng Trung Quốc vào Mỹ, ông Trump chuẩn bị đòn giáng vào Bắc Kinh: Giờ G sắp điểm

05-01-2025 - 15:02 PM | Tài chính quốc tế

Các công ty Trung Quốc đã né tránh thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ông Trump có thể làm được gì ở nhiệm kỳ tiếp theo?

Năm 2018, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với xe đạp Trung Quốc, Arnold Kamler, Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của nhà sản xuất xe đạp Kent International, đã nhận thấy một xu hướng khá lạ đang nổi lên trong ngành.

Các nhà máy xe đạp Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất và lắp ráp cuối cùng ra khỏi Trung Quốc, thành lập các nhà máy mới ở Malaysia, Campuchia và Ấn Độ.... Các công ty này chủ yếu sử dụng linh kiện từ Trung Quốc và xe đạp do họ sản xuất có thể được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ mà không phải trả mức thuế 25% bị áp cho mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc.

Công ty của Kamler nhập một phần xe đạp từ Trung Quốc, một phần được sản xuất tại nhà máy ở Nam Carolina. "Tác động thực sự của các mức thuế này là: Các công ty Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy Trung Quốc ở các nước khác", The New York Times dẫn lời Kamler trong bài đăng 2/1.

Kamler cho biết việc đẩy các nhà máy này từ Trung Quốc sang các nước khác sẽ khiến chi phí của các công ty và người tiêu dùng cao hơn nhưng không làm tăng số lượng hàng hóa sản xuất của Mỹ. Ông cho biết ông đã phải tăng giá nhiều lần vì thuế quan.

"Không có doanh thu thực sự. Rất dễ gây ra lạm phát".

Lộ tuyến đường lạ đưa hàng Trung Quốc vào Mỹ, ông Trump chuẩn bị đòn giáng vào Bắc Kinh: Giờ G sắp điểm- Ảnh 1.

Arnold Kamler liên tục phải tăng giá sản phẩm vì thuế quan tăng cao. Ảnh: NYT

Hàng hóa Trung Quốc đi đường vòng

Khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng với kế hoạch sâu rộng nhằm áp đặt thêm thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, các nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp đang chỉ ra những hậu quả không lường trước được từ đợt thuế quan đầu tiên của ông.

Bắt đầu từ năm 2018, ông Trump đã áp đặt thuế quan đối với kim loại, máy giặt, tấm pin mặt trời và các sản phẩm khác trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc. Chính quyền của ông cho biết các biện pháp này sẽ buộc các công ty phải thành lập nhà máy ở Mỹ. 

Một số ngành cạnh tranh với các sản phẩm rẻ hơn của Trung Quốc, như sản xuất quần áo, cho rằng thuế quan giúp các nhà sản xuất Mỹ tiếp tục tồn tại.

Nhưng đối với nhiều ngành công nghiệp khác, thuế quan chỉ thúc đẩy sự cải tổ hoạt động sản xuất toàn cầu và không giúp tăng cường sản xuất của Mỹ hoặc giảm bớt mối quan hệ với các công ty Trung Quốc. Các công ty chỉ đơn giản là chuyển nhà máy sang các nước có chi phí thấp khác ở châu Á hoặc châu Mỹ Latinh và nhập khẩu của Mỹ từ các nước này tăng vọt.

Một số công ty đã cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng một số công ty vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc bên cạnh việc chuyển hoạt động ra khỏi nước này. 

Các nhà kinh tế cho biết nhiều công ty, cả của Trung Quốc và đa quốc gia, tiếp tục phụ thuộc vào các sản phẩm và linh kiện của Trung Quốc, hiện đang được nhập khẩu vào Mỹ từ các nhà máy được thành lập bên ngoài Trung Quốc.

Nói cách khác, một số sản phẩm của Trung Quốc chỉ đơn giản là đi đường vòng đến Mỹ để tránh thuế

Thương mại song phương Mỹ-Trung giảm

Vào tháng 5/2024, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Gita Gopinath phát biểu rằng, thương mại và đầu tư đang được chuyển hướng thông qua các quốc gia kết nối.

Bà Gopinath cho biết, vai trò của những quốc gia kết nối này, đặc biệt là Mexico, "có thể giúp giảm thiểu tác động của sự rạn nứt thương mại trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu". 

Lộ tuyến đường lạ đưa hàng Trung Quốc vào Mỹ, ông Trump chuẩn bị đòn giáng vào Bắc Kinh: Giờ G sắp điểm- Ảnh 2.

Hãng xe điện nổi tiếng Trung Quốc chuyển sản xuất sang Mexico. Ảnh: NYT

Chuyên gia kinh tế và thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ Brad Setser, cho biết vai trò chính của thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc là khuyến khích các công ty "tìm cách bỏ qua thuế quan song phương".

Ông nói: “Điều này sẽ làm giảm thương mại song phương nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu”.

Ông cũng nói rằng, vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà xuất khẩu toàn cầu không hề suy giảm và vai trò của Mỹ với tư cách là nước nhập khẩu cũng vậy. Chỉ có những quốc gia mà thương mại đi qua là thay đổi.

"Mặc dù chúng ta có ít thương mại song phương trực tiếp hơn nhưng xét trên góc độ toàn cầu, có một quốc gia thặng dư – Trung Quốc và một quốc gia thâm hụt – Mỹ. Chúng ta vẫn có mối quan hệ gián tiếp với nhau".

Dữ liệu thương mại phản ánh điều này: Khoảng cách giữa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc đã thu hẹp từ 417 tỷ USD năm 2018 xuống còn 278 tỷ USD vào năm 2023. 

Đồng thời, xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã tăng mạnh và thâm hụt thương mại của Mỹ với một số quốc gia như Mexico, Canada ngày càng gia tăng. Các nhà kinh tế cho biết, hàng xuất khẩu sang Mỹ từ một số quốc gia này bao gồm nhiều linh kiện và nguyên liệu thô của Trung Quốc, nhiều hơn trước khi áp thuế.

Chính quyền mới phải làm gì?

Tổng thống đắc cử Donald Trump và các cố vấn của ông đang để mắt tới những tuyến đường vòng mới này của hàng hóa Trung Quốc. Ông đã đề xuất áp thuế bổ sung 60% đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc và áp thuế “chung” từ 10% đến 20% đối với hàng hóa từ nơi khác.

Nhưng NYT cho rằng, không rõ nỗ lực của đội ngũ ông Trump có hiệu quả như thế nào trước những phản ứng sáng tạo từ các công ty toàn cầu.

Hết ngành này đến ngành khác, các công ty Trung Quốc đã tìm được chỗ đứng ở nước ngoài, vượt qua các rào cản thương mại với Mỹ. Ví dụ, sau khi Mỹ áp thuế cao đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc, nhiều công ty Trung Quốc đã mở nhà máy năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á. .

Tại Trung Quốc, xuất hiện nhiều các công ty dịch vụ cho biết họ có thể giúp các công ty Trung Quốc khác tìm nhà máy và tuyển dụng nhân viên ở nước ngoài như Mexico, đồng thời cung cấp cơ sở miễn thuế để xuất khẩu sang Mỹ.

Alan Wolf, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết ông kỳ vọng chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ cố gắng tiếp tục theo dõi con đường thương mại của Trung Quốc vào Mỹ thông qua các nước khác.

Tuy nhiên, ông cho biết những biện pháp thương mại này cuối cùng sẽ không có nhiều tác động đến nền kinh tế Mỹ nếu Mỹ và Trung Quốc không thực hiện những thay đổi kinh tế lớn hơn.

Ông nói: "Thâm hụt thương mại của Mỹ lên tới hàng nghìn tỷ USD. Nếu không có những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, chúng ta vẫn sẽ có thâm hụt thương mại 1 nghìn tỷ USD...".


Theo An An

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên