Loài cây bị ghét bỏ ở Trung Quốc, làm thức ăn cho gà heo, vào tay người Việt Nam lại thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ loài hoa được yêu thích tới bị ghét bỏ ở Trung Quốc
- 14-03-2023Giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm: Nguồn cung tăng, sức mua thấp
- 14-03-2023Đại lý báo Ford sắp tăng giá một loạt SUV ở Việt Nam: Everest gần chạm mốc 1,5 tỷ, Explorer đắt kỷ lục
- 14-03-2023Tịch thu 9 ô tô Hàn Quốc quá cảnh Hải Phòng ‘dính’ lỗi nặng
Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), vào năm 2021, hơn 10.000 người tập trung tại các vùng nước của tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) vớt hơn 61.800 tấn cây thủy sinh ngoại lai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái trong vùng.
Loại cây ngoại lai này thực ra vô cùng phổ biến với người dân châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó chính là cây bèo tây, hay còn được gọi là lục bình.
Lục bình vốn có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Hoa lục bình có màu tím, nhiều cánh hoa có họa tiết như mắt phượng, sáng đẹp khiến nhiều người yêu thích.
Vào thế kỷ 20, lục bình được đưa tới triển lãm làm vườn ở Mỹ để làm cây cảnh. Kể từ đó, lục bình bắt đầu hành trình sinh sôi, bén rễ khắp nơi trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, lục bình còn được gọi là sen mắt phượng. Người dân nước này thường trưng lục bình làm cảnh trong các chậu hoa.
Không những thế, người ta còn phát hiện lục bình có khả năng hấp thụ kim loại nặng trong khi chất lượng nước ở nhiều vùng Trung Quốc còn kém nên lục bình càng được coi trọng.
Tuy nhiên, do sinh sản mất kiểm soát nên lục bình dần trở thành "kẻ thù" của con người. Khả năng sinh sản của lục bình có thể được mô tả là đáng kinh ngạc: Dựa vào khả năng sinh sản vô tính mạnh mẽ, chỉ mất 6 ngày để một cây lục bình tăng gấp đôi diện tích sinh trưởng và chỉ mất 8 tháng để sinh sản ra một quần thể 600.000 cây.
Lục bình là loại thực vật ngoại lai gây hại. Ảnh: CGTN
Do đó, chỉ cần một cây lục bình tiến vào vùng nước tự nhiên, nó sẽ nhanh chóng phủ xanh vùng nước, theo dòng chảy để làm nhà ở khắp mọi nơi, chiếm giữ không gian sinh trưởng của các loài thực vật bản địa khác.
Cuối cùng, lục bình có thể chiếm toàn bộ diện tích mặt nước, khiến thủy vực thiếu oxy, các sinh vật thủy sinh không thể tồn tại và khiến tàu bè cũng không thể qua lại được. Nếu lục bình phát triển ở vùng nước tù, đó sẽ là môi trường lý tưởng cho các loài muỗi mang bệnh, vô cùng nguy hiểm.
Do đó, Trung Quốc rất vất vả để giải quyết vấn nạn lục bình.
Việt Nam mang lục bình xuất khẩu, thu về triệu đô
Thực tế, không chỉ riêng Trung Quốc mà Việt Nam nước ta cũng gặp vấn nạn lục bình. Các tỉnh miền Nam thường tổ chức các đợt tiêu diệt lục bình quy mô lớn vào mùa lục bình sinh sản..
Trước đây, người dân nước ta vốn coi lục bình là cỏ dại, chế biến chúng làm thức ăn chăn nuôi cho heo gà. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã phát hiện ra nhiều công dụng khác của loài thực vật này.
Ví dụ, tại các tỉnh miền Tây, lục bình được coi như một loại rau ăn giàu caroten, dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như canh chua lục bình cá lóc, lục bình xào thịt bò v.v...
Lục bình còn được coi là dược liệu, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ô-xy hóa. Tuy nhiên, khi dùng lục bình cần tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm.
Đặc biệt ngày này, dưới bàn tay khéo léo và bộ óc tài hoa của người Việt, lục bình trở thành sản phẩm mỹ nghệ mang tính ứng dụng cao như thảm, chiếu,làn, rổ, hộp... xuất khẩu thu về hàng triệu đô.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, hợp tác xã Ba Nhất (Bình Dương) là một trong nhưng xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ lục bình, rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.
Người đứng đầu hợp tác xã Ba Nhất Nguyễn Thị Cúc cho biết, hiện nay nhiều đối tác lớn có uy tín trên thế giới đã ký hợp đồng lớn với xưởng, trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu của xưởng đạt khoảng 8 - 10 triệu USD.
Thể thao & Văn hóa