Loài cây quý hiếm mọc ở vùng núi cao Trung Quốc, tồn tại hơn 60 triệu năm trên trái đất, ví như ‘hoá thạch sống’, cánh hoa trắng muốt như chim bồ câu: Được bảo tồn để sinh lời vĩnh cửu
Nằm rải rác trên sườn núi Wawu, cách Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên vài giờ lái xe, có một loại cây vươn cao tận 25 mét. Những cánh hoa trắng mỏng manh như cánh chim bồ câu dễ dàng rơi xuống khi có cơn gió nhẹ thoảng qua.
- 30-05-2024Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, trung bình mỗi người gánh khoản nợ gần 1 tỷ VND: Nhóm nước nào đang nợ nhiều nhất?
- 30-05-2024Điên cuông đổ tiền vào những lô đất có thể biến mất bất cứ lúc nào: Giới nhà giàu đang ném tiền qua cửa sổ?
- 29-05-2024Yêu cầu tiếp viên thực hiện một hành động nhưng không được đáp ứng, cả gia đình tự mình thực hiện nhưng lập tức bị cơ trưởng ‘đuổi’ khỏi máy bay, mất thêm 163 triệu đồng cho chuyến khác
Mong manh là thế, cây bồ câu lại có sức sống mãnh liệt. Theo ChinaDaily, loài cây này tồn tại trên hành tinh hơn 60 triệu năm và được ví như hoá thạch sống. Loài thực vật này từng phân bố rộng khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, cây bồ câu ngày càng trở nên hiếm và hiện chỉ còn sót lại trong tự nhiên ở một số tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam và Hồ Bắc. Cây bồ câu không chỉ là cây cảnh nổi tiếng thế giới mà còn cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu khoa học.
Sinh trưởng ở độ cao cao từ 1.500 mét - 2.000 mét, Vườn quốc gia Núi Wawu là một trong số ít khu vực còn trồng cây bồ câu. Theo ông Ma Chaohong - đại diện Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên tỉnh Tứ Xuyên, Vườn quốc gia Núi Wawu là mái nhà chung của hơn 20.000 ha cây bồ câu.
Câu chuyện bảo tồn loài cây bồ câu gắn liền với hành trình chuyển mình của Nông trường Cây Hồng Nha. Khu vực này từng là nguồn cung gỗ chính cho công cuộc xây dựng đất nước những năm 1949. Ông Ma Chaohong, khi đó là người đứng đầu nông trường, đã có một quyết định mang tính bước ngoặt. Thay vì tiếp tục khai thác gỗ, ông chuyển hướng sang bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
Ông Ma chia sẻ: "Núi Wawu là ngôi nhà chung của hơn 3.000 loài thực vật và 890 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm như cây bồ câu, gấu trúc khổng lồ và gấu trúc đỏ. Chính môi trường là nguồn tài sản quý giá nhất mà chúng tôi cần phải bảo vệ và gìn giữ cho thế hệ mai sau".
Nhờ những nỗ lực của ông Ma, vào năm 1993, Núi Wawu đã được công nhận là Vườn quốc gia. Hệ thống cáp treo đầu tiên được xây dựng, mang đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh núi non hùng vĩ và tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Sự nổi tiếng của cây bồ câu đã thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến với Núi Wawu, đặc biệt là vào mùa hoa nở. Vào đầu tháng 4 hàng năm, cây bồ câu ở những khu vực thấp hơn bắt đầu nở hoa, sau đó lan dần lên những vùng cao hơn. Mùa hoa bồ câu chỉ kéo dài khoảng 1 tháng. Mỗi cây chỉ nở rộ trong khoảng 10 ngày.
Sức hút của cây bồ câu không chỉ ở Trung Quốc. Từ lâu, loài cây này đã được nhân giống và trồng tại nhiều vườn bách thảo và công viên trên khắp thế giới. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về hành trình đưa cây bồ câu đến với thế giới phải kể đến chuyến đi của nhà thực vật học người Anh Ernest Henry Wilson vào năm 1900.
Bị thu hút bởi vẻ đẹp của cây bồ câu trong chuyến thám hiểm đến Trung Quốc, Ernest Henry Wilson đã mang những hạt giống đầu tiên về phương Tây. Ông từng chia sẻ: "Đối với tôi, Davidia involucrata (tên khoa học của cây Bồ câu) là loài cây đẹp và thú vị nhất trong số các loài thực vật ôn đới phía Bắc".
Ngày nay, một trong những cây bồ câu do Ernest Henry Wilson mang về vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt tại Vườn ươm Arnold thuộc Đại học Harvard (Mỹ). Với tuổi đời hơn 100 năm, đây được coi là một trong những mẫu cây bồ câu lâu đời nhất được trồng tại phương Tây.
Theo ChinaDaily
Nhịp Sống Thị Trường