Loại công nghệ từ Mỹ khiến thế giới ngỡ ngàng: Xác định chính xác gấp 10 lần vị trí của loạt tài nguyên có thể thách thức vị thế thống trị ngành pin xe điện của Trung Quốc
Công nghệ tiên tiến này dự kiến là một bước tiến quan trọng của lĩnh vực khai thác khoáng sản toàn cầu.
- 29-08-2023Chỉ khoảng 6 triệu dân, có diện tích ‘mini’ nhưng quốc gia châu Á này lại là ‘hòn ngọc quý’ của nền kinh tế thế giới và đứng top 1 ở một lĩnh vực cực quan trọng
- 29-08-2023Trung Quốc thành công chế tạo một linh kiện đặc biệt, dự kiến làm bùng nổ toàn ngành công nghiệp bán dẫn
- 29-08-2023Thành phố đẹp như mơ nhưng hoàn toàn không có bóng dáng một chiếc ô tô: Những loại phương tiện “tối cổ” lên ngôi
Nikkei đưa tin, KoBold Metals, công ty khởi nghiệp của Mỹ đang phát triển một chương trình trí tuệ nhân tạo AI để xác định chính xác vị trí các mỏ khoáng sản quan trọng.
Được biết, KoBold đã huy động được khoảng 195 triệu USD trong vòng gọi vốn hồi tháng 6. Một số quỹ đầu tư, các tỷ phú Bill Gates, Jeff Bezos hay nhiều công ty năng lượng lớn như BHP, Mitsubishi và Equinor (Na Uy) cũng tham gia. Theo một số nguồn tin, Mitsubishi có thể đã rót hàng trăm triệu Yên vào KoBold.
KoBold Metals ra mắt năm 2018. Công ty này đã cùng đại học Stanford phát triển các chương trình AI để xử lý dữ liệu địa chất được thu thập từ khắp nơi trên thế giới, từ đó xác định vị trí của các mỏ khoáng sản quý hiếm.
Được biết, chương trình này có khả năng xác định chính xác niken, coban và các khoáng sản quan trọng khác với độ chính xác cao gấp 10 lần các phương pháp thăm dò thông thường.
Khi xe điện trở thành xu hướng phổ biến, nhu cầu về niken, coban,...được sử dụng trong pin xe điện ngày càng tăng. Việc phát triển các phương pháp thăm dò có tính hiệu quả hơn có thể giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Đặc biệt, trước khi khoan thực tế, một công ty khai thác mỏ thường sẽ tiến hành hàng chục hoặc hàng trăm cuộc thăm dò thử nghiệm để lấy mẫu. Các mẫu được kiểm tra độ nhớt, từ tính và một vài đặc tính khác.
Những dữ liệu đó, cùng với cấu trúc địa hình sẽ được “đưa vào” nền tảng chương trình của KoBold. Dữ liệu sẽ được so sánh với các mẫu trước đây. Sau đó, AI sẽ xác định khu vực đó có tiềm năng chứa bao nhiêu khoáng sản quan trọng và đưa ra thông báo liệu có cần tiến hành thăm dò thêm hay không.
Theo phương pháp truyền thống, các công ty khai thác sẽ cần phải dựa vào dữ liệu địa chất công cộng cũng như những đánh giá của các chuyên gia để xác định vị trí cho các cuộc khoan thử nghiệm. Do dữ liệu hạn chế, nhiều cuộc khoan thử nghiệm đều không đem lại kết quả, gây tốn thời gian và tiền bạc.
Mặc dù KoBold hiện chỉ có dữ liệu cho một số khu vực nhất định, nhưng công ty khởi nghiệp này có kế hoạch sử dụng số vốn huy động được để thu thập thêm dữ liệu địa chất và mở rộng phạm vi nền tảng sang nhiều khu vực khác càng sớm càng tốt.
Trước mắt, công ty khai thác Rio Tinto của Anh đã bắt đầu hợp tác với KoBold tại các mỏ ở Zambia và Canada. Mitsubishi cũng đang xem xét sử dụng nền tảng của KoBold cho các dự án khai thác mỏ trong tương lai.
Các khoáng sản quan trọng đang được tích cực khai thác để phục vụ đa dạng mục đích. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán trong 5 năm tới, nhu cầu về lithium sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2022. Nhu cầu về niken và coban dự kiến sẽ tăng 40% đến 70% trong cùng khoảng thời gian.
Bên cạnh đó, một số quốc gia trên thế giới cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng.
Vào năm 2021, Mitsubishi, BHP và một vài nhà đầu tư khác cũng đã hỗ trợ Jetti Resources, một công ty khởi nghiệp của Mỹ chuyên về công nghệ xử lý đồng từ các mỏ quặng thô cấp thấp. Năm ngoái, J.P. Morgan Asset Management cũng đã rót vốn cho một công ty khởi nghiệp ở Canada để phát triển một cảm biến có khả năng xác định quặng.
Tham khảo Nikkei
Nhịp sống thị trường