MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ khoảng 6 triệu dân, có diện tích ‘mini’ nhưng quốc gia châu Á này lại là ‘hòn ngọc quý’ của nền kinh tế thế giới và đứng top 1 ở một lĩnh vực cực quan trọng

29-08-2023 - 20:46 PM | Tài chính quốc tế

Chỉ khoảng 6 triệu dân, có diện tích ‘mini’ nhưng quốc gia châu Á này lại là ‘hòn ngọc quý’ của nền kinh tế thế giới và đứng top 1 ở một lĩnh vực cực quan trọng

Chỉ trong vài chục năm, từ một làng chài nhỏ bé, quốc gia châu Á này đã trở thành một trong những trung tâm tài chính toàn cầu.

Theo thống kê mới nhất từ Worldometers, Singapore có khoảng 6 triệu dân. Diện tích quốc gia này vào khoảng 719 km2, với tổng chiều dài đường bờ biển là 193 km. Ngoài một hòn đảo chính, Singapore còn có 62 hòn đảo nhỏ khác.

Xét về diện tích, Singapore là quốc gia nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á. Mật độ dân số năm 2023 của nước này là khoảng 8.330 người/km2, tăng 0,65% so với năm 2022, theo thống kê của Macrotrends.

Tính đến thời điểm hiện tại, Singapore đã tạo ra nhiều thành tựu trên thị trường thế giới và trở thành một trong những con rồng hàng đầu châu Á.

Năng lực cạnh tranh

Xét theo bảng danh sách năng lực cạnh tranh kinh tế của Viện Phát triển quản lý (IMD) năm 2022, Singapore đứng thứ 3 toàn cầu và đứng thứ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chỉ khoảng 6 triệu dân, có diện tích ‘mini’ nhưng quốc gia châu Á này lại là ‘hòn ngọc quý’ của nền kinh tế thế giới và đứng top 1 ở một lĩnh vực cực quan trọng - Ảnh 1.

Danh sách năng lực cạnh tranh kinh tế theo Viện Phát triển quản lý (IMD)

Trước đó, đảo quốc sư tử đã từng đứng top 1 thế giới tại hạng mục này vào năm 2019 và năm 2020. Bảng xếp hạng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm năng lực chính phủ, tình hình kinh tế, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng.

Nhiều chuyên gia nhận định, đứng sau thành công của Singapore là nhờ nước này có tình hình kinh tế tốt, chất lượng giáo dục ổn định, viễn thông và xuất khẩu công nghệ cao phát triển.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số thành phố thông minh năm 2021, Singapore cũng tiếp tục là thành phố thông minh nhất thế giới. Nước này cũng đứng thứ 2 ở châu Á xét theo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 (GII 2022) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và đứng thứ 4 toàn cầu trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh kỹ thuật số năm 2022 của IMD.

Theo báo cáo của Cushman & Wakefield có tựa đề “Data Center Market Comparison” (tạm dịch: So sánh thị trường trung tâm dữ liệu), Singapore cũng xếp thứ 3 trên toàn thế giới về quy mô thị trường, kết nối cáp quang và tính khả dụng của công nghệ đám mây.

Nhìn chung, Singapore có môi trường thân thiện với ngành kỹ thuật số và sở hữu cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Việc áp dụng công nghệ một cách hiệu quả tiếp tục là những thế mạnh hàng đầu trong nền kinh tế cạnh tranh của Singapore.

Hợp tác quốc tế

Theo Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), Singapore đã ký kết hơn 25 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và ký hơn 90 Hiệp định đánh thuế hai lần (DTA) có lợi với các định chế tài chính.

Ngoài ra, Singapore cũng đã và đang tạo dựng nhiều mối quan hệ, bao gồm ký kết các Hiệp định đầu tư song phương, hợp tác FinTech với các nền kinh tế mới nổi ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

Vị trí địa lý cũng cho phép Singapore giao dịch 24/24 giờ với các châu lục khác trong nhiều ngành như ngoại hối và chứng khoán.

Lực lượng lao động tay nghề cao

Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu năm 2022 của INSEAD, Singapore đứng thứ 2 thế giới và là đại diện châu Á duy nhất trong top 10 sở hữu lực lượng lao động có tay nghề cao. Singapore cũng đứng hạng hai về khả năng đào tạo và thu hút nhân tài.

Chỉ khoảng 6 triệu dân, có diện tích ‘mini’ nhưng quốc gia châu Á này lại là ‘hòn ngọc quý’ của nền kinh tế thế giới và đứng top 1 ở một lĩnh vực cực quan trọng - Ảnh 2.

Được biết, quốc gia này đã hợp tác với nhiều đối tác và các trường đại học để thúc đẩy tạo ra lực lượng lao động cho những công việc trong ngành tài chính.

Chưa hết, các tổ chức tài chính sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ nếu tuyển dụng và đào tạo, cũng như trợ giúp quá trình chuyển đổi lực lượng lao động. Nhân sự trong ngành này cũng sẽ nhận được nguồn hỗ trợ tài chính để phát triển kỹ năng và nghề nghiệp.

Môi trường kinh doanh chuyên nghiệp

Theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Economist Intelligence Unit (EIU) năm 2023, Singapore tiếp tục xếp hạng top 1 toàn cầu. Kết quả này một phần là nhờ môi trường thể chế của quốc đảo sư tử rất thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động công ty. Nước này cũng sở hữu nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống trung gian tài chính, nền tảng pháp luật về thực thi hợp đồng hữu hiệu, ổn định để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp.

Báo cáo này đo lường mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia hàng quý và sử dụng khung phân tích tiêu chuẩn với 91 chỉ số.

Tổng hợp 











Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên