Loại hạt ăn buổi sáng giúp bổ xương khớp và giảm cân, giảm mỡ
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ lâu dài, chúng ta cần tạo ra những thói quen ăn uống lành mạnh để chăm sóc cơ thể từ bên trong. Một ví dụ về món ăn vặt lành mạnh và rẻ tiền đó là hạt dẻ.
- 07-03-20234 loại hạt là 'tứ đại bổ dưỡng': Vừa là 'kẻ thù của ung thư', vừa nuôi dưỡng gan, thận, đường ruột khỏe mạnh
- 03-03-2023Loại hạt ở Việt Nam xưa rụng đầy gốc không ai lấy, nay lại thành đặc sản đắt đỏ cả nửa triệu/kg
- 23-01-2023Lưu ý khi ăn 7 loại hạt quen thuộc ngày Tết để không bị tăng cân, khó chịu đường tiêu hóa
"Vua" của các loại hạt
Thường khi gặp vấn đề về sức khỏe, chúng ta có xu hướng sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tạm thời và không phải là giải pháp lâu dài để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ lâu dài, chúng ta cần tạo ra những thói quen ăn uống lành mạnh để chăm sóc cơ thể từ bên trong.
Một ví dụ về món ăn vặt lành mạnh giúp bảo vệ nội tạng và kéo dài tuổi thọ là các loại quả sấy khô, chúng có thể coi như là "loại thuốc vạn năng". Trong đó, hạt dẻ được mệnh danh là "vua của các loại hạt sấy khô". Hạt dẻ rất giàu chất đạm, chất béo, vitamin B... rất hữu ích cho việc bồi bổ lá lách và dạ dày.
Lợi ích khi ăn hạt dẻ:
- Hạt dẻ chứa một số chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và carotenoids lutein và zeaxanthin, cộng với các hợp chất thực vật khác nhau bao gồm polyphenol như axit gallic và tannin. Những chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật này bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh mãn tính.
- Là nguồn cung cấp polyphenol như axit gallic và ellagic, hạt dẻ có thể giúp bảo vệ tim khỏi stress oxy hóa. Hạt dẻ cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào, rất quan trọng để điều chỉnh huyết áp.
- Hạt dẻ là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Theo Mayo Clinic, chất xơ trong hạt dẻ có thể giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa, giảm mức cholesterol LDL và hạt dẻ có khả năng ức chế cơn thèm ăn, tạo cảm giác no lâu, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
- Mặc dù hạt dẻ cung cấp nhiều carbohydrate hơn các loại hạt khác, nhưng hạt dẻ chứa các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như axit gallic và ellagic, có thể cải thiện phản ứng của tế bào với insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu tổng thể hiệu quả hơn.
- Hạt dẻ có thể ngăn ngừa loãng xương. Hạt dẻ có chứa magiê, giúp duy trì sức khỏe của xương bằng cách tăng mật độ khoáng của xương. Chúng cũng chứa một lượng lớn đồng, cho phép cơ thể hấp thụ sắt và cải thiện cấu trúc và sức khỏe tổng thể của xương.
- Với hàm lượng chất xơ cao, hạt dẻ có thể giúp giảm mỡ bụng so với việc ăn các loại hạt khác. Ngoài ra, chúng cũng ít chất béo và calo hơn.
Lưu ý khi ăn hạt dẻ
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư...
Có một số nhóm người nên hạn chế ăn hạt dẻ để tránh gây hại đến sức khỏe. Theo lương y Minh, người bị bệnh dạ dày cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
Những người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường có chức năng tiêu hóa kém, nên không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc để tránh gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị...
Ngoài ra, những người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị và phụ nữ sau khi sinh cũng nên hạn chế ăn nhiều hạt dẻ. Họ chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.
Hạt dẻ tốt nhất nên ăn buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Phụ nữ Việt Nam