Loại hạt Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu: Mỹ chốt đơn nửa tỷ USD, giá tăng vọt trong tháng 6
Giá xuất khẩu mặt hàng này lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022.
- 18-07-2024Thu hơn 27 tỷ USD từ đầu năm, đây là mặt hàng Việt Nam đang vươn lên đứng thứ 2 thế giới, 3 cường quốc công nghệ đều săn lùng
- 17-07-2024'Vàng đen' của Việt Nam bất ngờ được quốc gia Đông Nam Á mua mạnh tay với giá siêu rẻ: xuất khẩu tăng hơn 32.000%, nước ta có trữ lượng 50 tỉ tấn
- 16-07-2024Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, món hàng này của Việt Nam được cả thế giới săn lùng: thu về hàng trăm triệu USD, là "cứu tinh" cho nhiều nước châu Á
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 62,64 nghìn tấn, trị giá 376,32 triệu USD, giảm 7,5% về lượng, nhưng tăng 1,6% về trị giá so với tháng 5/2024, so với tháng 6/2023 tăng 4,5% về lượng và tăng 9,5% về trị giá.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 353,5 nghìn tấn, trị giá 1,94 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 6/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 6.008 USD/tấn, tăng 9,8% so với tháng 5/2024 và tăng 4,8% so với tháng 6/2023. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.502 USD/tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 6/2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ Anh, Australia, Canada. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ Ả rập Xê út.
Cụ thể, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, đạt 93,11 nghìn tấn, trị giá hơn 505 triệu USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 16,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 6, Việt Nam xuất khẩu sang xứ cờ hoa 17,04 tấn hạt điều, tương đương 100 triệu USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng 6/2023.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2, đạt 65,84 nghìn tấn, tương đương 362 triệu USD, tăng 63,7% về lượng và tăng 40% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xếp thứ 3 là thị trường Hà Lan với gần 30 nghìn tấn hạt điều, trị giá 168 triệu USD, tăng 14% về lượng và tăng 7,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Tiêu thụ điều nhân tăng do người tiêu dùng ăn hạt điều nhiều hơn và nhà nhập khẩu thấy giá nhân điều rẻ cũng sẵn sàng mua về để tăng tồn kho trở lại.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tiếp theo nhờ nhu cầu thế giới tăng. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ tại Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi, tồn kho giảm mạnh sẽ kéo theo nhập khẩu tăng.
Tại châu Á, thị trường Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng hạt điều của Việt Nam nhờ nguồn cung ổn định quanh năm và chất lượng sản phẩm tốt. Ngoài ra, khu vực châu Á không bị ảnh hưởng do xung đột biển Đỏ, đây là điều kiện tốt cho xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.
Việt Nam hiện vẫn duy trì vị trí số một thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều, chiếm hơn 75% lượng nhân điều được xuất khẩu trên toàn cầu và đang là quốc gia làm chủ về công nghệ chế biến. Năm ngoái xuất khẩu điều đạt kỷ lục 3,64 tỷ USD, vượt 18% kế hoạch. Dự báo năm nay, ngành điều còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu và có thể cán đích 4 tỷ USD.
Mới đây, Hội Điều Bình Phước đã phải “kêu cứu” vì tình trạng hàng kém chất lượng mạo danh thương hiệu điều của tỉnh này bán tràn lan trên mạng. Loại điều này được rao bán với giá siêu rẻ, chỉ 100.000 đồng/6 hộp điều vỡ, trọng lượng 3kg; 100.000 đồng/3 hộp hạt điều còn vỏ lụa trọng lượng 1,5kg...
Các sản phẩm trên là hạt điều nhập khẩu vụ cũ, kém chất lượng. Trong đó, có nhiều hạt sâu, mốc nhân bên trong, không còn mùi vị đặc trưng và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Nhịp sống thị trường