Thu hơn 27 tỷ USD từ đầu năm, đây là mặt hàng Việt Nam đang vươn lên đứng thứ 2 thế giới, 3 cường quốc công nghệ đều săn lùng
Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc đều liên tục nhập mặt hàng này từ Việt Nam.
- 17-07-2024'Báu vật' nhà trồng được của Việt Nam sang Ukraine đắt như tôm tươi: Xuất khẩu tăng nóng 3.800%, toàn cầu đều đang tìm đến nước ta mua hàng
- 15-07-2024Việt Nam sở hữu một kho vàng dưới lòng đất, mang về hơn 33 triệu USD từ đầu năm, Nghệ An là thủ phủ sản xuất
- 23-06-2024Ukraine gửi đến Việt Nam 'báu vật' thế giới đang lên cơn khát: Nhập khẩu tăng hơn 700%, Việt Nam gần như không trồng được
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện của nước ta trong tháng 6 đã thu về hơn 4,7 tỷ USD, tăng mạnh 11,2% so với tháng trước đó. Lũy kế 6 tháng đầu năm, nước ta thu về hơn 27 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng công nghệ này, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của mặt hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam với hơn 6,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các thị trường chủ đạo đều đang tăng mạnh nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam. Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ với hơn 5,4 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ 3 với hơn 1,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ 2 trên bản đồ thế giới. Kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh chỉ sau Trung Quốc với hơn 13% thị phần trên toàn cầu.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua từng năm. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ năm 2010 chỉ đạt 2,3 tỷ USD nhưng đến năm 2023, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã thu về hơn 52,3 tỷ USD.
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ, nước nhập khẩu điện thoại di động lớn nhất. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Nhu cầu toàn cầu tăng mạnh
Theo báo cáo của Counterpoint Research, điện thoại di động đã chứng kiến mức tăng trưởng quý 2 tốt nhất kể từ năm 2021. Dữ liệu mới nhất của công ty nghiên cứu IDC ghi nhận số lượng lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 285,4 triệu chiếc trong quý 2.
IDC cho biết điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể trở thành động lực tăng trưởng tiếp theo sau 5G và các thiết bị màn hình gập.
5 thương hiệu hàng đầu vẫn giữ nguyên như trong các quý trước với Samsung tiếp tục là thương hiệu điện thoại có doanh thu cao nhất thế giới trong quý 2/2024. Doanh số bán hàng toàn cầu của Apple không ghi nhận nhiều biến động so với quý trước.
Tarun Pathak, Giám đốc tại Counterpoint cho biết: “Doanh số bán hàng điện thoại di động năm 2023 từng ở mức thấp nhất trong một thập kỷ, tuy nhiên, thị trường đang dần phục hồi nhờ tâm lý người tiêu dùng đang cải thiện”.
Đáng chú ý, thị phần của năm thương hiệu có doanh thu hàng đầu trong quý 2 bao gồm Samsung, Apple, Xiaomi, Vivo và Oppo đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do áp lực từ các thương hiệu Huawei, Honor, Motorola và Transsion Group (bao gồm Tecno, Infinix và iTel).
Xiaomi là thương hiệu di động tăng trưởng nhanh nhất trong số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới trong quý 2. Theo dữ liệu của Counterpoint, các lô hàng toàn cầu của hãng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16% thị phần, chỉ sau Samsung và Apple. Sự phổ biến của dòng Redmi 13 và Note 13 cùng nhiều dòng sản phẩm khác của hãng đã giúp Xiaomi giành thêm 2% thị phần trong quý 2.
Việt Nam ngày càng hấp dẫn các 'đại bàng' công nghệ
Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho các ông lớn công nghệ, trong đó phải kể đến 2 hãng điện thoại lớn nhất toàn cầu hiện nay. Samsung hiện nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với 4 nhà máy lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP HCM, với tổng vốn đầu tư khoảng 22,4 tỷ USD. Hiện, điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng sản xuất của Samsung trên toàn cầu. Dự kiến năm nay xuất khẩu mặt hàng này của họ sẽ tăng hơn 10%, so với gần 56 tỷ USD năm 2023 và Samsung cũng dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam.
Đối với Apple, kể từ năm 2019 thương hiệu này đã đầu tư gần 16 tỷ USD (tương đương 400.000 tỷ đồng) vào Việt Nam thông qua chuỗi cung ứng tại Việt Nam và tăng hơn gấp đôi chi tiêu hàng năm tại Việt Nam trong cùng thời kỳ.
Tập đoàn là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ ba tại Việt Nam và các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ đang vận hành hơn 70 nhà máy với hơn 250.000 nhân công. Tính đến năm ngoái, tập đoàn có 25 nhà cung cấp tại Việt Nam, tăng so với 21 nhà cung cấp vào năm 2020. Foxconn - nhà cung cấp iPhone lớn của Apple đã bắt đầu tăng cường đầu tư vào Việt Nam vào năm ngoái với khoản đầu tư tới 300 triệu USD để mở rộng sản xuất. Ngoài Foxconn, các nhà cung cấp khác của Apple tại Việt Nam cũng bao gồm GoerTek, Luxshare, Intel, Samsung Electronics và Compal.
Theo trang DigiTimes, Việt Nam có thể sản xuất 20% iPad và Apple Watch, 5% MacBook và 65% AirPods vào năm 2025.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thu 1 tỷ USD/tháng, 'kho báu dưới nước' đưa Việt Nam thành 'ông trùm' đứng thứ 3 thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc mạnh tay săn lùng
- Bị Trung Quốc hạn chế, Nhật Bản sốt sắng tìm đến một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 300%, thu về hàng chục triệu USD
- Lào, Trung Quốc mê mệt loại quả 'nhỏ nhưng có võ' này: Việt Nam sở hữu 2 vựa khổng lồ, sản lượng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn
- Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng
- Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng