Loài hoa mọc chen chúc tua tủa từ gốc đến ngọn: Sở hữu vẻ đẹp xao xuyến, ẩn chứa ý nghĩa đặc biệt và được người Việt quý vô cùng
Sala có thể nở quanh năm, bất kể Xuân, Hạ, Thu hay Đông. Những bông hoa mang sắc thắm tuyệt đẹp lại tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng vô cũng dễ chịu.
- 30-07-2021Loài hoa bước ra từ truyền thuyết được ví như tiên dược, giới nhà giàu Việt “sủng ái” tới mức bỏ hàng chục triệu để săn lùng
- 12-05-2021Mê mẩn hương hoa, mẹ đảm Hà Nội kỳ công đặt mua loài sen Đế Vương tận xứ Huế và tiết lộ bí kíp chơi hoa bền đẹp
- 01-10-2020Chuyện ít biết về loài hoa hồng mang tên Piaget: Từ vẻ đẹp thiên nhiên hóa tác phẩm nghệ thuật tôn vinh sự vĩnh cửu
Nếu thường xuyên đi chùa, thỉnh thoảng chị em có thể bắt gặp cảnh tượng ai đó đứng dưới gốc cây hứng những bông hoa mọc ra ngay từ cái thân cây ấy bằng lòng thành kính, trân trọng và vô cùng nâng niu. Nhìn cảnh tượng đã thấy vô cùng lạ kỳ và không tránh khỏi thắc mắc: Loài hoa đó là gì mà sao lại được hứng như vậy? Sao hoa lại mọc chi chít từ thân cây vậy?
Tò mò lắm rồi nhỉ?! Vậy bài viết này sẽ giải đáp cho chị em tất tần tật những điều liên quan đến loài hoa vừa đẹp, vừa sang, vừa quý lại mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng này.
Loài hoa mọc từ thân nhìn đã thấy lạ mà đẹp không tưởng
Đây là loài hoa có tên Sala (hay còn gọi là Shala, Sakhua hoặc Sal), xuất phát từ tiếng Phạn, nghĩa đen là "nhà". Còn tên khoa học của nó là Shorea robusta, một loài cây thuộc họ Dipterocarpaceae.
Cây Sala có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ, mọc rải rác ở phía Nam của dãy Himalaya, từ phía Đông đất nước Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Ở Ấn Độ, cây này được trồng nhiều ở khắp nơi từ bang Assam, Bengal, Odisha và Jharkhand đến các ngọn đồi Shivalik ở Haryana, phía Đông của Yamuna. Nó cũng xuất hiện ở các dãy núi Vindhya và Satpura thuộc miền Trung Ấn Độ.
Ở Nepal, cây Sala được tìm thấy chủ yếu ở vùng Terai, đặc biệt, ở đồi Sivalik trong vùng khí hậu cận nhiệt đới. Có nhiều khu bảo tồn, chẳng hạn như Vườn quốc gia Chitwan, Vườn quốc gia Bardia và Vườn quốc gia Shuklaphanta, nơi có những khu rừng rậm rạp với những cây Sala khổng lồ.
Cây Sala thuộc giống cây thân gỗ, có thể đạt chiều cao từ 30 đến 35m và đường kính thân lên đến 2-2,5m. Những chiếc lá có chiều dài khoảng 10-25cm và rộng 5-15cm. Nhưng điều đặc biệt hơn tất thảy chính là hoa Sala mọc ra từ thân khiến nó trở nên vô cùng đặc biệt. Những bông hoa mang màu cam lẫn đỏ thắm và hồng mọc chi chít từ gốc đến ngọn khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ.
Một điểm đặc biệt nữa là Sala có thể nở quanh năm, bất kể Xuân, Hạ, Thu hay Đông. Những bông hoa mang sắc thắm tuyệt đẹp lại tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng vô cũng dễ chịu.
Truyền thuyết về cây Sala
Có một câu chuyện được dân gian truyền miệng về cây Sala này khiến nó mang nghĩa vô cùng đặc biệt trong Phật giáo. Người ta kể rằng Hoàng hậu Māyā của Sakya đã sinh ra Đức Phật Thích Ca dưới một gốc cây Sala trong một khu vườn ở Lumbini, phía Nam Nepal, khi bà đang nắm lấy cành của nó.
Bức tranh mô tả truyền thuyết về cây Sala.
Khi sự kiện này diễn ra, Hoàng hậu Māyā đang trên đường về quê để chuẩn bị sinh nở. Người ta cũng nói rằng bốn cặp cây Sala mọc xung quanh giường của Đức Phật Thích Ca đột nhiên biến thành màu trắng khi ngài qua đời.
Trong Phật giáo, hoa Sala là biểu tượng cho sự thuần khiết, thấu hiểu, không thành kiến, vô ưu. Những người vô ưu là những người không bon chen, mưu đồ, sống hòa thuận, không phân biệt cao sang, hèn thấp, giàu có hay nghèo đói. Sala nhắc người ta tìm về bản tính có sẵn khi sinh ra, hiền lành và yêu thương tất cả mọi người.
Tương truyền rằng khi nhặt được hoa Sala rụng thì đó là lộc trời nên hàng trăm người lễ chùa Rằm tháng giêng, ngày Lễ Vu Lan... thường đến các đình chùa nhặt hoa rụng, hứng hoa rơi với nguyện ước về sự an lành, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Có một điểm cần chú ý là hoa Sala tự nhiên rơi xuống tay thì mới là lộc nên không ai được phép đưa tay hái.
Những điều không phải ai cũng biết
Có một yếu tố trang trí tiêu chuẩn của các tác phẩm điêu khắc ở Ấn Độ theo đạo Hindu bắt nguồn từ việc một vị thần nắm lấy cành cây hoa Sala trong khi đặt chân lên gốc của nó. Yếu tố điêu khắc trang trí này đã được tích hợp vào kiến trúc đền thờ Ấn Độ với tên gọi salabhanjika hoặc "thiếu nữ Sala".
Tại Thung lũng Kathmandu của Nepal, người ta có thể tìm thấy những kiến trúc chùa tháp đặc trưng của Nepal với những hình chạm khắc bằng gỗ rất phong phú, và hầu hết các ngôi chùa, chẳng hạn như chùa Nyatapol, được làm bằng gạch và gỗ cây Sala.
Ngoài ý nghĩa tâm linh, cây Sala còn là một dược liệu quý. Lá cây Sala có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Ở một số nơi, người ta dùng cây Sala để chữa cảm lạnh và đau bụng, hoặc dùng nước ép chữa bệnh ngoài da.
Nhựa cây Sala được sử dụng làm chất làm se trong y học. Nó cũng được đốt làm hương trong các nghi lễ của người Hindu, hạt Sala và trái cây là nguồn cung cấp dầu đèn và chất béo thực vật.
Nguồn: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc