Loại lá thơm pha nước là “thần dược” kiểm soát đường huyết, thanh lọc, giải nhiệt: Chợ Việt bán nhiều
Loại lá này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là với việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tim mạch.
- 17-03-2024"Cao thủ" giảm đường huyết thì ra chính là thứ này: Mạnh hơn mướp đắng nhiều lần, người khỏe mạnh cũng không thể bỏ qua
- 16-03-2024Nửa đầu năm Giáp Thìn là lúc 3 con giáp sau gặp may mắn đủ đường, nên tận dụng để làm giàu
- 16-03-2024Cụ bà 73 tuổi vẫn cưỡi ngựa, đi phân khối lớn, trẻ như U40 nhờ 2 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục
Lá nếp, hay lá dứa thơm có nguồn gốc thuộc họ dứa dại, mọc thành bụi. Lá dứa được trồng nhiều ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Phần lá màu xanh lục dài, hẹp và mỏng khác với lá của cây dứa hình răng cưa và có gai. Lá dứa có mùi thơm rất đặc trưng, được nhiều người mô tả giống hương cốm nếp, được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn, pha nước uống.
Loại lá này cũng phổ biến trong các bài thuốc Đông y bởi tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, có thể trị bệnh viêm khớp sưng đau, ổn định đường huyết ở người bị tiểu đường tuýp 2. Loại lá này còn giúp ngủ ngon, chữa viêm phế quản, giảm cảm sốt và trị phong hàn. Lá dứa xay nhuyễn lấy nước hoặc dùng lá dứa khô để pha trà có thể đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đã được y học hiện đại chứng minh.
Kiểm soát đường huyết
Lá dứa có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nhờ các hợp chất chống oxy hóa, chống viêm như phenol, tannin, flavonid, glycoside, bromelain…
Một nghiên cứu quy mô nhỏ ở người trưởng thành cho thấy uống trà lá dứa nóng giúp ổn định đường huyết hiệu quả sau khi ăn so với những người không sử dụng.
Lá dứa sau khi mua về rửa sạch, phơi khô, ngày dùng 10 lá đun với 2,5 lít nước cho đến khi còn lại 2 lít nước là có thể sử dụng, chia nhỏ thành từng phần uống trước mỗi bữa ăn để giúp kiểm soát đường huyết. Để đạt được tác dụng mong muốn, các chuyên gia gợi ý bệnh nhân tiểu đường kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp và tập thể dục.
Quản lý huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim
Chất chống oxy hóa Polyphenol trong lá dứa có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ ngăn ngừa mảng bám tích tụ dẫn đến xơ vữa động mạch, giảm cholesterol. Lá dứa cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa carotenoids tốt cho tim mạch. Ngoài ra trà lá dứa cũng hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng chóng mặt và ngăn đột quỵ.
Tốt cho mắt
Chất chống oxy hóa carotenoid trong lá dứa có thể được chuyển hóa thành vitamin A, cần thiết cho sức khỏe của mắt, ngăn chặn các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác như thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể,… Vitamin A còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, ngừa bệnh về đường hô hấp.
Ngăn ngừa thiếu máu
Lá dứa giàu sắt hơn so với nhiều loại rau củ khác. Sắt có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ lưu thông máu và nhiều chức năng khác của cơ thể.
Thanh lọc, giải nhiệt
Trà lá dứa/ nước lá dứa xay có thể sử dụng khi cơ thể đang bị nóng trong, mụn nhọt, bí tiểu để giải độc tích tụ trong cơ thể. Loại nước này giúp ngủ ngon hơn, bồi bổ thần kinh cũng như giảm cảm giác lo lắng.
Giảm đau do viêm khớp
Tác dụng chống viêm giúp lá dứa trở thành bài thuốc giảm đau hiệu quả. Y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng lá dứa tươi đun với dầu dừa để đắp vào vùng khớp sưng đau, làm giảm đau nhức khi duy trì đắp mỗi ngày 1 lần trong liên tục 10 ngày.
Lưu ý khi sử dụng lá dứa
Với mục đich chữa bệnh nên sử dụng lá dứa theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng trong thời gian để tránh tác dụng hạ đường huyết. Bên cạnh đó khi sử dụng lá dứa nên ngâm rửa thật sạch nhiều lần với nước muối để loại bỏ chất bẩn. Người bị tăng huyết áp, suy thận, lao phổi cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá dứa.
Theo Healthline, MedicineNet
Trí thức trẻ