Loại quả gia vị của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng đến 90% sản lượng, xuất khẩu tăng đột biến hơn 100% trong 5 tháng đầu năm
Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang tăng mạnh nhập khẩu loại quả này của Việt Nam.
- 20-06-2023Những nơi xe điện khó phủ sóng nhất tại Trung Quốc - Xe điện giá rẻ ngang 1 chiếc SH nhưng người dân vẫn thờ ơ, đâu mới là chìa khóa?
- 18-06-2023Một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng nhập khẩu "hạt ngọc trời" của Việt Nam gần 16.000% trong 5 tháng đầu năm
- 14-06-2023Mặt hàng này của Nga đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhập khẩu tăng mạnh gần 500% trong tháng 5, là mặt hàng Nga xuất khẩu đứng đầu thế giới
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5 Việt Nam đã xuất khẩu được 1.630 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,1 triệu USD, so với tháng 4/2023, sản lượng tăng 1,1% tuy nhiên lại giảm 8,8% về kim ngạch. Tính đến hết tháng 5/2023, xuất khẩu ớt đạt 5.914 tấn với 11,8 triệu USD, tăng mạnh 101,9% về lượng và tăng 57,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của ớt Việt. Trong tháng 5, xuất khẩu ớt sang Trung Quốc đạt 1.478 tấn, tính chung trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt sang Trung Quốc đạt 5.362 tấn, chiếm 90,7% về thị phần. Tiếp theo là Lào với 398 tấn, chiếm 6,7%.
Trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 4.904 tấn ớt với kim ngạch đạt 11,9 triệu USD.
Theo số liệu từ Statista, năm 2020, sản lượng ớt của thế giới là khoảng 60 triệu tấn, bao gồm cả ớt cay, ớt chuông và ớt xanh. Châu Á hiện là khu vực sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm.
Trung Quốc hiện là quốc gia đi đầu trong cả sản xuất và thương mại ớt tươi. Diện tích trồng ớt của Trung Quốc là hơn 1,3 triệu ha, chiếm 35% tổng diện tích trồng của thế giới. Ớt được sử dụng là một quả gia vị quan trọng trong các món ăn của Trung Quốc.
Ngoài ra ớt cũng có nhiều công dụng khác trong y học như thúc đẩy lưu thông máu, bảo vệ tim, chống viêm và có khả năng chống ung thư,…Mỗi năm, quốc gia này xuất khẩu khoảng 70.000 tấn ớt bột và ớt khô, sang các thị trường như: Tây Ban Nha, Mexico, Mỹ và các nước trong khu vực Đông Nam Á…
Không chỉ riêng ớt, Trung Quốc hiện nay là thị trường tiêu thụ chủ lực của nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, việc nước Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại từ đầu năm 2023 mang đến kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may, gạo…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5/2023 đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với tháng trước đó. Tính chung 5 tháng đạt 20,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu quan trọng đối với ngành rau quả của Việt Nam. Trong tháng 5/2023, xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 482 triệu USD, tăng gần 110% so với tháng 4/2023. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường này mang về hơn 1,28 tỉ USD, tăng 78,08% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhịp sống thị trường