Những nơi xe điện khó phủ sóng nhất tại Trung Quốc - Xe điện giá rẻ ngang 1 chiếc SH nhưng người dân vẫn thờ ơ, đâu mới là chìa khóa?
Dường như giá rẻ chưa phải điều mà những người dân Trung Quốc thật sự cần, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.
- 19-06-2023Đây là dòng xe mini của Nhật Bản đang làm mưa làm gió trên thị trường: Kích thước vô cùng nhỏ gọn, giá chỉ từ 118 triệu đồng
- 19-06-2023Việt Nam nắm trong tay loại gia vị quý báu rất ít quốc gia có, xuất khẩu tăng hơn 200% trong 5 tháng đầu năm, Ấn Độ và Trung Quốc đều mạnh tay thu mua
- 18-06-2023Một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng nhập khẩu "hạt ngọc trời" của Việt Nam gần 16.000% trong 5 tháng đầu năm
Phủ sóng xe điện, đặc biệt tại các vùng nông thôn của Trung Quốc là câu chuyện còn gặp nhiều khúc mắc. Để nắm rõ những thách thức mà những người dân đang gặp phải, câu chuyện của tài xế chạy xe dịch vụ Hu Hang là bằng chứng rõ nhất.
Người đàn ông 28 tuổi này dành cả ngày để chở công nhân, sinh viên và bệnh nhân đi khám chữa bệnh qua quãng đường 320 km từ Tanghe, một quận có khoảng 1 triệu dân, đến trung tâm sản xuất Trịnh Châu trong chiếc xe chạy bằng dầu diesel của anh: Maxus G10. Đây là chiếc minivan bảy chỗ của SAIC Motor Corp có giá khoảng 180.000 nhân dân tệ hay 25.000 USD – tương đương khoảng 588 triệu đồng.
Nếu chuyển sang một chiếc ô tô điện có khả năng di chuyển đáp ứng được nhu cầu của anh, sẽ cần đến một chiếc xe đa dụng 009 từ thương hiệu ZEEKR có giá khoảng 70.000 USD, gần gấp 3 so với chiếc xe mà anh đang sở hữu.
“Tôi biết chắc chắn rằng xe điện sẽ vượt trội hơn xe xăng, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa thật sự muốn chuyển đổi.”
Và không riêng phạm vi hoạt động hay giá cả đang cản trở những người tiêu dùng tại các thành phố nhỏ trên khắp Trung Quốc, việc thiếu cơ sở hạ tầng và đại lý (nhiều hãng xe điện chỉ bán hàng qua kênh online) đã trở thành rào cản cho những người dân tại quốc gia này.
Theo Bloomberg, trong khi Trung Quốc có thị trường ô tô xanh lớn nhất thế giới với 5,67 triệu chiếc được bán ra trong năm 2022 thì doanh số bán hàng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Mức độ phổ biến của xe điện ở các khu vực nông thôn và ngoại ô chỉ ở mức 21% doanh số trong 4 tháng đầu năm, thấp hơn so với 40% ghi nhận tại các thành phố lớn nhất. Mục tiêu quan trọng của Trung Quốc chính là thu hẹp những khoảng cách này để hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 và hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô của quốc gia.
Để thúc đẩy doanh số bán hàng, chính quyền trung ương đã phát động chiến dịch bán hàng “Xe xanh hướng về nông thôn” vào ngày 15 tháng 6, trong đó các công ty ô tô và chính quyền địa phương sẽ quảng bá 69 mẫu xe điện và xe plug-in hybrid thông qua các buổi giới thiệu trực tiếp và ngoại tuyến. Hầu hết trong số đó là xe siêu nhỏ, xe sedan và SUV, với khoảng 10 mẫu xe tải nhỏ và xe tải nhẹ.
Điều này diễn ra sau một nỗ lực trên toàn quốc nhằm thúc đẩy doanh số bán ô tô nói chung vào đầu tháng 6 và gia hạn giảm thuế đối với việc mua xe sử dụng năng lượng mới. Cơ quan hoạch định kinh tế của đất nước cho biết nhiều hỗ trợ hơn đang được tiến hành để ổn định nhu cầu ô tô và xây dựng cơ sở hạ tầng sạc.
Những khu vực nông thôn với tiềm lực tài chính hạn hẹp có ít năng lực hơn để cung cấp các khoản trợ cấp so với các siêu đô thị giàu có. Trịnh Châu, thành phố nơi Hu đưa hành khách của mình, đang cung cấp ít nhất 150 triệu nhân dân tệ ưu đãi mua ô tô trong nửa đầu năm 2023, chỉ bằng một phần nhỏ trong số 450 triệu nhân dân tệ mà trung tâm công nghệ Thâm Quyến đang chi ra.
Người tiêu dùng cần gì?
Không giống các thành phố đông dân cư khó tìm chỗ đỗ xe và khó tiếp cận các bộ sạc gia đình, các khu vực nông thôn có lợi thế hơn bởi có thể lắp đặt bộ sạc. Xe điện cũng rẻ hơn so với ô tô chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, giúp ích cho người dân ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp.
Wuling Motors, nhà sản xuất có trụ sở tại Liễu Châu có biệt danh là nhà sản xuất ô tô dành cho đại chúng, cho biết các mẫu xe của họ, chẳng hạn như dòng Hongguang Mini EV bán chạy nhất có giá chỉ 38.800 nhân dân tệ và có phạm vi hoạt động lên tới 170 km. Những chiếc xe này đã phục vụ tốt khách hàng nông thôn bằng cách cung cấp cho họ những chiếc xe điện nhỏ và giá cả phải chăng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu đi lại hàng ngày.
Xe điện sẽ cất cánh ở các thị trấn nhỏ của Trung Quốc khi các mẫu xe ngày càng lớn hơn, phạm vi hoạt động xa hơn và giá cả tốt hơn. BYD đã ra mắt chiếc hatchback cỡ nhỏ Seagull với giá khởi điểm 73.800 nhân dân tệ vào tháng 4, lớn hơn Hongguang Mini và có phạm vi hoạt động lên tới 405 km. Theo Zhang, đó là một bước đi đúng hướng, nhưng giá có thể sẽ cần phải giảm xuống 50.000 nhân dân tệ để phù hợp với túi tiền của thị trường nông thôn.
Đối với anh Hu, thời điểm để chuyển đổi sẽ còn vài năm nữa khi có nhiều mẫu xe điện hơn và chiếc xe của anh cũ dần đi. “Nếu công nghệ xe điện trưởng thành và tôi có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn, thì tại sao không?” anh nói.
Theo Bloomberg, FT
Nhịp sống thị trường