Việt Nam nắm trong tay loại gia vị quý báu rất ít quốc gia có, xuất khẩu tăng hơn 200% trong 5 tháng đầu năm, Ấn Độ và Trung Quốc đều mạnh tay thu mua
Mặt hàng này được các quốc gia tăng mạnh thu mua trong thời gian gần đây.
- 14-03-2023Loại gia vị quan trọng bậc nhất thế giới từng được dùng như tiền tệ, mệnh danh là "vàng đen": Cả thế giới phụ thuộc vào Việt Nam
- 19-05-2022Một loại rau gia vị ở Việt Nam mọc um tùm, sang nước ngoài thành của hiếm, giá bán tăng hơn 120 lần
- 16-02-2018Cận cảnh gia vị đắt hơn vàng ròng của giới nhà giàu Việt
Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết tính đến hết tháng 5/2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 6.416 tấn hồi, mang về 39,2 triệu USD. Kết quả này tăng 129% về lượng và 202,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường, thị trường xuất khẩu chính của hồi Việt Nam trong 5 tháng đầu năm là Ấn Độ, chiếm 63% thị phần. Quốc gia này đã nhập khẩu 4.039 tấn, tăng 157,4 % so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với 619 tấn và Mỹ với 376 tấn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã mang về những đơn hàng bội thu trong 5 tháng vừa qua. Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu Hồi lớn nhất đạt 1.054 tấn, tăng 252,5% và chiếm 16,4% thị phần xuất khẩu. Tiếp theo là các doanh nghiệp Rừng Xanh T&K: 974 tấn, Nedspice: 553 tấn, Hương Thu: 404 tấn…
Trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 12.855 tấn hồi với kim ngạch xuất khẩu đạt 72,9 triệu USD, giảm 12,2% về lượng và 36,7% về giá trị so với năm 2021. Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của hồi Việt Nam với 5.039 tấn, chiếm 41,3% về tỉ trọng và giảm 30,8% so với năm 2021. Tiếp theo là Trung Quốc với 3.513 tấn, tăng 65,6%. Bên cạnh đó Mỹ và Hà Lan cũng là 2 thị trường xuất khẩu lớn của hồi Việt Nam với lần lượt là 846 tấn và 673 tấn.
Hiệp hội gia vị Thế giới cho biết Việt Nam sở hữu nhiều loại cây gia vị quý báu, một trong số đó là cây hồi. Tại Việt Nam, diện tích trồng hồi ở Việt Nam vào khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn. Loài cây này là một loài cây bản địa quý báu, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc.
Thị trường gia vị và hương liệu thế giới đã được định giá 21,3 tỷ USD năm 2021 và sẽ tăng lên 27,4 tỷ USD năm 2026, vì vậy Việt Nam đang là nhà cung cấp đầy tiềm năng của thị trường này không chỉ riêng đối với mặt hàng hồi mà còn nhiều loại khác như quế, hồ tiêu, hạt điều,… Hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu - EU.
Về công dụng của cây hồi, hoa hồi thường được ưa chuộng sử dụng làm gia vị nhiều ở dạng bột hoặc nguyên đóa. Vì đặc tính cay, thơm nên hoa hồi là gia vị được sử dụng nhiều trong các món như phở, cà ry, hầm, tiềm…. giúp tạo vị và dậy mùi, cho món ăn có hương vị nồng nàn và đặc sắc. Ngoài ra hoa hồi còn tạo cảm giác thèm ăn, kích thích vị giác.
Tại thị trường trong nước, giá hồi khô dao động từ 150-180.000 đồng/kg tùy vào chất lượng hoa hồi, cánh hồi có bị vỡ vụn hay không, hoa có đẹp hay không.
Theo số liệu từ Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính chung mặt hàng quế và hồi, giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD. Dự kiến, năm 2023, giá trị xuất khẩu quế hồi đạt khoảng 276 triệu USD.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư