Loại quả "trong đỏ vỏ xanh" được giới sành ăn săn lùng, mỗi năm có duy nhất 1 mùa, nghe giá mới bất ngờ
Không phải dưa hấu, loại quả “trong đỏ vỏ xanh” này được nhiều người sành ăn yêu thích và mua trong dịp đầu thu để thưởng thức cũng như bày lên mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 Âm lịch.
- 14-09-20241 loại quả được ví là "nữ hoàng vitamin C", hạ đường huyết, huyết áp hiệu quả: Thế giới phải ghen tỵ vì Việt Nam có rất nhiều
- 12-09-20241 loại quả là "vua chống lão hóa tự nhiên", được bán nhiều khắp các chợ: Vừa đẹp da, lại bổ xương khớp nhưng cần nhớ 3 lưu ý khi ăn
- 11-09-2024Loại quả chua nhất Việt Nam, ăn vào vừa bổ xương vừa ổn định huyết áp cực tốt
Dịp Rằm tháng 8, hay chính là dịp Tết Trung thu của người Việt sắp đến gần. Trong những ngày này, bên cạnh nhu cầu mua sắm các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, đặc trưng của "mùa trăng", nhiều gia đình còn mua thêm nhiều loại hoa quả để bày biện, hay đem biếu tặng bạn bè, người thân.
Các loại quả phổ biến vào dịp Trung thu có thể kể tới như bưởi, đào, dưa hấu, táo, thanh long... Trong một vài năm gần đây, còn có một loại quả khác nổi lên, được mệnh danh là "quả của dân sành ăn". Thực chất, nó là một phiên bản đặc biệt từ loại quả quen thuộc, cũng thường xuất hiện vào mùa thu - quả hồng. Loại quả này mang tên "hồng da tre".
Khảo sát tại các siêu thị, cửa hàng phân phối hoa quả, hồng da tre có giá thành nhỉnh hơn hẳn so với các loại hồng thông thường như hồng ngâm hay hồng Mộc Châu, hồng Đà Lạt. Cụ thể như tại cơ sở dưới đây theo ghi nhận của PV chúng tôi, nếu như hồng ngâm được bán với giá chỉ khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg, thì hồng da tre có giá 180.000 đồng/kg, tức là đắt hơn khoảng hơn 2 lần.
Trên các trang diễn đàn mạng, hay trang bán hàng trực tuyến, giá hồng tre cũng vào khoảng 110.000 - 120.000 đồng/kg. Vậy hồng da tre có gì mà lại có giá cao hơn so với hồng thường như vậy, thậm chí được gọi là "loại quả của dân sành ăn"?
Ý nghĩa đằng sau tên gọi "hồng da tre"
Hồng da tre vốn có xuất xứ từ Thái Nguyên - quê hương của nhiều loại đặc sản nổi tiếng như chè Tân Cương, nem chua Đại Từ, bánh chưng Bờ Đậu, cơm lam Định Hóa... Sở dĩ loại hồng này có tên là "da tre" là bởi ngoại hình của nó. Vỏ hồng màu xanh, nhẵn. Đặc điểm này khiến người ta liên tưởng đến thân cây tre, vì vậy gọi là "hồng da tre".
Tuy có phần vỏ màu xanh, song bên trong quả hồng lại là một màu đỏ cam cực đẹp mắt. Nhiều người so sánh, màu sắc này còn tựa như màu của lòng đỏ trứng gà. Thịt hồng giòn, ngọt, thơm, giòn nhai sần sật, quả to, 1kg được khoảng 6-7 quả. Người ăn chỉ cần bổ đôi quả hồng rồi dùng thìa để thưởng thức trực tiếp.
Khi bóc ra bên trong, hồng có màu đỏ cam đẹp mắt, dùng thìa để thưởng thức trực tiếp vị ngọt thơm, giòn sần sật như thạch (Ảnh TPS BigGreen).
Để hồng đạt độ hương vị ngon nhất, cần đợi cho đến khi phần vỏ xanh, cứng cáp của hồng ngả sang hơi vàng, khi cầm có độ mềm nhất định. Những trái hồng xanh, mình căng, phù hợp để đem đi biếu tặng, thắp hương, vì thời gian có thể để được lâu ngay ở nhiệt độ phòng thông thường, không cần bảo quản tủ lạnh.
Lớp vỏ xanh, mịn, kết hợp với phần ruột như lòng đỏ trứng gà, cũng khiến hồng da xanh được nhiều tiểu thương ví von là loại quả "xanh vỏ đỏ lòng".
Loại quả 1 năm chỉ có đúng 1 dịp
Như đã nói ở trên, dịp Trung thu hay đầu mùa thu nhiều năm trở lại đây, hồng da tre được giới sành ăn "săn đón". Không chỉ nhờ hương vị đặc biệt, mà còn bởi độ "khan hiếm" của loại quả này.
Trong 1 năm, hồng da tre chỉ có 1 mùa thu hoạch du nhất, kéo dài trong vỏn vẹn 1 tháng, từ khoảng cuối tháng 8 cho đến cuối tháng 9. Nhiều cửa hàng phân phối cũng cho biết, lượng hồng da tre có từ các nhà vườn gốc Thái Nguyên cũng khá hạn chế bởi diện tích trồng hồng da tre tại địa phương không còn nhiều, chủ yếu xấu hiện ở một số khu vực miền núi trên địa bàn.
Yếu tố trên kết hợp với hương vị, khiến hồng da tre ngày càng trở nên được ưa chuộng, trở thành một trong những món đặc sản của mảnh đất Thái Nguyên. Thậm chí nhiều gia đình muốn mua với số lượng lớn, cần đặt hàng trước hàng tuần, thậm chí cả tháng trời với các cửa hàng để đảm bảo có đủ số lượng.
Nếu nhà có hồng da tre, người dùng có thể bảo quản theo phương pháp sau:
- Khi hồng còn xanh, không nên cất trong tủ lạnh mà chỉ nên để bên ngoài, ở nhiệt độ thường.
- Đặt quả hồng trên các khay, đĩa riêng, đặt ngược quả sao cho phần núm hồng hướng xuống dưới. Cách làm này sẽ giúp hồng hạn chế bị dập và chín đều hơn.
- Cũng có thể bọc, lót phần dưới trái hồng bằng giấy báo.
- Sau khi thấy hồng đã dần ngả sang màu vàng, cầm mềm tay, tức là hồng đã chín. Người dùng có thể cho vào tủ lạnh khoảng vài giờ hoặc một ngày để khi thưởng thức có vị thanh mát, giòn sần sật như thạch.
- Nếu hồng đã chín toàn bộ, có thể bọc từng quả trong giấy báo rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Đời sống & pháp luật