Loại quả Việt Nam sắp được xuất khẩu sang Trung Quốc lần đầu tiên, hóa ra là vị thuốc quý 'toàn năng'
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, mới đây Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch trái dừa tươi. Trong tháng 10, Việt Nam sẽ xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
- 06-10-2024Một loại quả được mệnh danh là "vua bổ thận": Có thể ăn sống nhưng thực tế càng nấu chín càng bổ dưỡng
- 05-10-20241 loại quả đang vào mùa, bán đầy khắp chợ giàu collagen, tốt như "kem chống nắng tự nhiên": Chị em mua về ăn nên ghi nhớ 3 điều
- 04-10-2024Việt Nam có 1 loại quả được người Nhật gọi là “quả trường sinh bất lão”, chăm ăn sẽ có 5 lợi ích bất ngờ
Nội dung chính:
- Tác dụng của dừa tươi.
- Bài thuốc từ dừa tươi.
VOV đưa tin, lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh Bến Tre cho biết địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lễ xuất lô dừa tươi (dừa xiêm) chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi mở ra triển vọng xuất khẩu đem lại giá trị cao cho loại trái cây này.
Tác dụng của dừa
Dừa là loại cây có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, dừa là loại cây ăn quả được trồng rất nhiều ở các vùng ven biển.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), dừa là loại trái cây quý trong y học cổ truyền, có tác dụng chữa bệnh. Quả dừa được ví như vị thuốc toàn năng, với hầu hết các bộ phận đều được sử dụng làm thuốc. Trong đó, phần nước dừa có giá trị chữa bệnh và dinh dưỡng hơn cả.
Nước dừa có chứa các thành phần dinh dưỡng như đường, đạm, chất chống oxy hóa, vitamin – khoáng chất. Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước nhiều.
Phần cùi dừa non cũng chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng để chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Cùi già ép lấy dầu, dùng làm mỹ phẩm. Ăn cùi dừa, uống nước dừa cũng có thể làm da trở nên rạng rỡ, mịn màng, người đẹp thêm ra.
Các phần khác của quả dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài còn được dùng để rửa vết thương, bỏng, chàm, lở.
Rễ dừa còn giúp cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.
Dừa cũng được coi là vị thuốc quý tại nhiều nước trên thế giới. Người dân Philippines dùng dừa làm "món ăn trường xuân" (món Nata). Tại Nhật Bản, dừa được sử dụng để phòng ngừa ung thư.
Bài thuốc từ quả dừa
Bác sĩ Vũ cho hay trong Đông y, dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch hư tổn, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, lở loét, viêm da...
Một số bài thuốc từ quả dừa được bác sĩ Vũ gợi ý như sau:
- Dùng lợi tiểu, giải độc: Nước dừa non uống.
- Chữa khàn tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.
- Chữa kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.
- Chữa nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt, trộn đều uống.
- Chữa viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống.
- Người vừa bị xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời: Nước dừa 1 ly, cho thêm ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống, có tác dụng ích khí sinh tân.
- Nhuận tràng: Cùi dừa 1 quả hoặc ½ quả ăn vào buổi sáng và tối, thích hợp với những người bị táo bón, bí đại tiện.
“Cây dừa có khắp nơi ở nước ta, trái dừa cũng rẻ và dễ tìm, trong khi ứng dụng chữa bệnh của trái dừa rất đa dạng. Trái dừa cho ta nhiều vị thuốc quý nhưng không hiếm”, bác sĩ Vũ cho hay.
Đời sống & pháp luật