Loại rau mọc dại nhưng có khả năng 'làm sạch' thận, hỗ trợ điều trị vô số bệnh
Rau diếp cá là loại rau thường được dùng để ăn sống. Rau có vị tanh nên kén người ăn. Tuy nhiên, giá trị chữa bệnh của rau diếp cá là rất lớn.
- 12-08-2023Loại rau bổ phổi, tránh hen suyễn được khuyên nên ăn thường xuyên, trẻ nhỏ hay người lớn đều cần
- 04-08-2023Loại rau mọc dại ven đường, là ‘phương thuốc quý’ cho sức khỏe ít người biết
- 28-07-2023Loại rau dân dã của người Việt được mệnh danh "rau trường thọ", giải độc, chống oxy hóa tuyệt vời
Cây diếp cá còn được gọi là giấp cá, ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houttuynia cordata, thuộc họ lá giấp Saururaceae.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay, cây diếp cá có chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là aldehyd và dẫn xuất nhóm ceton có tính chất kháng khuẩn. Trong y học cổ truyền, rau diếp có vị chua, tính mát; vào kinh Phế. Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng.
Dân gian thường dùng rau diếp cá để trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.
Theo bác sĩ Vũ, trên thế giới đã có những kết quả cho thấy chiết xuất cao của rễ diếp cá có tác dụng lợi tiểu, làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh. Lá được dùng trị bệnh lỵ, bệnh lậu, bệnh về da, về mắt. Rau diếp cá có tính mát, thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, vì vậy có thể xem là thứ rau gia vị giúp "làm sạch" thận một cách tự nhiên.
Người bị chứng đái buốt, đái dắt dùng 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày bệnh hết, thận khoẻ lên.
Một số bài thuốc hay từ rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm.
Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Chữa viêm âm đạo: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.
Chữa sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 5 ngày.
Chữa đau mắt đỏ: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 - 5 ngày.
Chữa da liễu: dịch chiết diếp cá bôi tại chỗ có tác dụng đối với bệnh ngoài da.
Phụ nữ số