Loại rau "quốc dân" mà mọi nhà đều yêu thích không ngờ chính là thảo dược quý trị dứt điểm 7 căn bệnh, tốt hơn nhiều loại thuốc bổ
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể sử dụng loại rau này để điều chế thành các món ăn/bài thuốc để phòng bệnh cho cả gia đình.
- 13-06-2020Bác sĩ khoa Tiêu Hóa chỉ ra cách phòng bệnh ung thư từ một loại canh chứa 4 loại rau củ sau
- 07-06-2020Bổ sung 10 loại trái cây, rau xanh này hàng ngày để vừa cấp nước, vừa tăng sức đề kháng trong mùa nắng nóng
- 21-05-2020Đây là 8 loại rau củ giàu sắt bậc nhất, vượt trội hơn cả thịt cá: Biết tận dụng thì suốt đời chẳng sợ thiếu máu, mệt mỏi
Loại rau mà chúng ta đang nói đến không gì khác chính là rau ngót .
Bên cạnh rau muống thì rau ngót cũng được mệnh danh là loại "rau quốc dân" mọi nhà đều ưa thích. Nó phổ biến bởi vị ngọt mát rất phù hợp trong những mâm cơm ngày nóng. Hơn nữa, đây cũng là loại rau dễ mua, dễ trồng.
Ở nông thôn, chẳng khó để trông thấy những luống rau ngót được trồng tươi xanh, phổng phao trong vườn nhà. Ngay cả ở thành phố, nếu muốn chủ nhà cũng có thể trồng trong hộp xốp ở ban công. Sở dĩ loài rau này được trồng phổ biến như vậy là bởi bên cạnh là thực phẩm, chúng còn được sử dụng như một loại thảo dược.
Ngoài làm thực phẩm, rau ngót còn được sử dụng như một loại thảo dược trị bệnh.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): "Trong Đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Lá rau ngót vị ngọt, tính mát lành, có tác dụng điều hòa nội tạng, bổ ích cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hóa và bài tiết".
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể sử dụng rau ngót để điều chế thành các món ăn/bài thuốc từ rau ngót để phòng bệnh cho cả gia đình.
7 món ăn/bài thuốc trị bệnh từ rau ngót trong Đông y
1. Thanh nhiệt
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Bạn có thể uống lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót để ăn.
2. Chống ho suyễn
Rau ngót vốn là loại rau có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin, rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn. Nhóm người này nên tăng cường bổ sung món rau ngót nấu hoặc luộc để phòng chống bệnh hiệu quả.
Bạn có thể tận dụng rau ngót để trị táo bón, nhiệt miệng.
3. Trị táo bón
Theo Đông y, rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
4. Trị nhiệt miệng
Lá rau ngót đem rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, ép lấy nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị nhiệt. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.
5. Trị chảy máu cam
Rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước và ít đường vào để uống. Bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.
Rau ngót là loại thực phẩm quen thuộc trong ngày hè.
6. Trị táo bón
Cách làm: Nấu canh rau ngót sẽ có tác dụng trị táo bón. Một số món canh rau ngót các bà nội trợ nên làm thường xuyên để chống táo bón hiệu quả cho cả nhà là rau ngót nấu bầu dục, rau ngót nấu thịt lợn băm, rau ngót nấu xương ninh…
7. Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ
Cách làm: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng cho trẻ, nó còn là bài thuốc kích thích ăn uống ở những trẻ biếng ăn.
Nhịp sống Việt