MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại 'siêu thực phẩm’ này đã giúp Việt Nam thu về hơn nửa tỷ USD sau 11 tháng: Được 2/3 thế giới ưa chuộng, Italy tăng nhập khẩu hơn 300%

21-12-2023 - 05:01 AM | Thị trường

Riêng trong tháng 11, mặt hàng này thu về hơn 79 triệu USD.

Việt Nam sở hữu một loại ‘siêu thực phẩm’ được 2/3 thế giới ưa chuộng: Italy tăng nhập khẩu hơn 300%, thu về hơn nửa tỷ USD sau 11 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 đã có sự khởi sắc với hơn 79 triệu USD trong tháng 11, tăng 23% so với tháng 11/2022 và tăng 4% so với tháng trước. Lũy kế 11 tháng đầu năm, nước ta thu về 772 triệu USD từ xuất khẩu cá ngừ, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022. Dù suy giảm so với cùng kỳ năm 2022 tuy nhiên xuất khẩu cá ngừ đã bắt đầu khởi sắc trở lại trong những tháng gần đây, đặc biệt một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.

Trong 11 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam với 301 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Israel tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 với mức tăng trưởng 44% so với cùng kỳ, đạt 45 triệu USD. Đáng chú ý Italy ghi nhận mức tăng trưởng đến 337% so với 11T/2022, đạt 33 triệu USD và Canada đạt 31 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam sở hữu một loại ‘siêu thực phẩm’ được 2/3 thế giới ưa chuộng: Italy tăng nhập khẩu hơn 300%, thu về hơn nửa tỷ USD sau 11 tháng - Ảnh 2.

Nguồn: VASEP

Bên cạnh đó, một số quốc gia khác cũng đang tăng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam phải kể đến Thái Lan, Mexico, Nga, Hàn Quốc (riêng tháng 10 tăng đến 406%), Philippines,…

Việt Nam sở hữu một loại ‘siêu thực phẩm’ được 2/3 thế giới ưa chuộng: Italy tăng nhập khẩu hơn 300%, thu về hơn nửa tỷ USD sau 11 tháng - Ảnh 3.

Nguồn: VASEP

Trong năm 2022, cá ngừ đã gia nhập câu lạc bộ tỷ đô khi cán mốc 1 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam hiện đã xuất khẩu được sang 99 thị trường trên thế giới và tiếp tục mở rộng trong năm 2023, trong đó Mỹ, EU, CPTPP,Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines, Ai Cập là 9 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu.

Theo VASEP, trong những năm gần đây, cá ngừ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản, và nhóm mặt hàng có giá trị lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Tính từ năm 2017 – 2022, tỷ trọng giá trị XK cá ngừ trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng từ 7,1% năm 2017 lên 9,5% năm 2022.

Cá ngừ tập trung chủ yếu ở miền Trung Việt Nam và trung tâm Biển Đông. Sản lượng cá ngừ của Việt Nam ước đạt hơn 600 nghìn tấn, trong đó cá ngừ vằn là loài khai thác chính, chiếm hơn 50% tổng nguồn lợi cá nổi.

Sản lượng cá ngừ hàng năm (bao gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn và các loại khác) đạt hơn 200 nghìn tấn. Bên cạnh là mặt hàng xuất khẩu tỷ đô, loài cá này còn được mệnh danh là "siêu thực phẩm" bởi những lợi ích đối với sức khỏe vô cùng quý giá. Cá ngừ có khả năng làm giảm các rối loạn tim mạch, kích thích tăng trưởng và phát triển, hạ huyết áp và mức cholesterol, và giúp giảm cân.

Cá ngừ cũng có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng năng lượng, hỗ trợ chăm sóc da, tăng số lượng tế bào máu đỏ và ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó còn bảo vệ chống lại các bệnh thận khác nhau, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, giảm viêm nói chung và ức chế tổn thương màng tế bào.

VASEP nhận định, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ cả năm 2023 dự kiến đạt 850 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu toàn ngành thủy sản ước đạt khoảng 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước.

Ngành thủy sản chịu áp lực bởi bối cảnh lạm phát diễn ra toàn cầu khiến nhu cầu các loại thủy sản bình dân lên cao, ngược lại phân khúc cao cấp giảm. Theo các chuyên gia, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ còn gặp khó khăn trong những tháng đầu năm 2024.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên