Loại thịt được người Nhật ví 'bổ hơn sâm', Việt Nam có nhiều nhưng ít sử dụng
Đây là loại thịt có nhiều giá trị dinh dưỡng, được người Nhật ví “bổ hơn sâm”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thịt này lại ít được sử dụng hơn các loại thịt khác.
- 15-12-2024Đột ngột phát hiện ung thư giai đoạn 3 đã di căn, kỹ sư trẻ thừa nhận: “Tôi rất mê 2 loại thịt”
- 08-12-2024Cách nhận biết giò chả ngon làm từ loại thịt chuẩn
- 08-12-2024Cảnh báo 2 loại thịt cần bỏ ngay tức thì khỏi thực đơn: Càng làm sớm mỡ nội tạng càng được đốt sớm
Lươn là một trong những loại thịt rất giàu dưỡng chất. Trên thế giới, nhiều nước sử dụng lươn và coi đây là thực phẩm thượng hạng. Một số quốc gia sử dụng thịt lươn nhiều là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Với người Nhật, lươn được ví như "sâm động vật", là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt, “bổ hơn sâm”.
Tác dụng của thịt lươn
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay lươn có tên khoa học là Monopterus albus, là một loài cá thuộc họ Lươn (Synbranchidae). Cơ thể của lươn giống như một con rắn, nhưng nó không có vảy.
Ở Việt Nam, một số món ăn phổ biến sử dụng lươn là cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, lươn om chuối, súp lươn, lươn xào sả ớt, lươn nướng…
Theo bác sĩ Vũ, lươn là loại thịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn có 236 kcal, hàm lượng protein là 17,2-18,8g, chất béo 0,9-1,2g, 38 mg canxi, 150 mg phốt pho, 1,6 mg sắt… và rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Chất đạm của lươn thuộc loại đạm quý, gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane.
Lươn có tác dụng giúp người bệnh, người già hồi phục sức khoẻ, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất trong thịt lươn giúp cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bác sĩ Vũ cho hay trong thịt lương có chứa nhiều vitamin A, D và B12 có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng hấp thu canxi vào cơ thể. Lươn rất giàu DHA và lecithin, có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Thịt lươn chứa ít chất béo bão hòa nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch. Chất béo trong lươn chủ yếu là chất béo không bão hoà, nhiều omega-3, omega-6.
Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe của tim và chức năng của não. Hàm lượng omega-3 cao trong lươn được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư, giúp cải thiện huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và viêm khớp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 cũng có thể cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.
Thịt lươn cũng được cho là “thực phẩm vàng” giúp bổ máu do có nhiều vitamin B12 và folate. Hàm lượng những chất này trong lươn rất dồi dào, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Bác sĩ Vũ cho biết thêm người xưa còn dùng thịt lươn với tác dụng làm đẹp. Phụ nữ muốn giảm nếp nhăn và cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng thì nên ăn thịt lươn thường xuyên do thịt lươn có hàm lượng collagen cao.
Lươn - thuốc bổ trong y học cổ truyền
Theo Đông Y, thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, bổ kinh tỳ vị, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt, khu phong trừ thấp, chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
Sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Con lươn, tên thuốc là Hoàng thiện, vị tươi ngọt, tính ấm nhiều, không độc, có công dụng bổ trung ích khí, chỉ lậu, băng, đuổi thấp, trừ phong...".
Bác sĩ Vũ cho biết thêm với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, viêm tai giữa mủ mãn tính. Ngoài ra, xương lươn cũng được sử dụng để điều trị bệnh chàm. Máu lươn có độc, nhưng độc không chịu nhiệt, có thể phân hủy khi đun nấu chín.
Đời sống & pháp luật