Loài tôm Nam Cực là "kho lương thực của thế giới", bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không hết
Tính đến hiện tại, tôm Nam Cực “tự tin” đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết.
- 01-11-2022Rộ thông tin "tôm càng được bơm tạp chất thạch rau câu càng tốt cho sức khỏe": Chuyên gia nói gì?
- 28-10-2022Bác sĩ chỉ rõ 3 phần của con tôm mọi người không nên ăn
- 05-10-2022Bánh ướt cuốn tôm chua - mỹ vị cung đình Huế "lưu lạc" bên vỉa hè Cố đô
- 30-09-2022Chuyên gia giải thích về sai lầm nghiêm trọng mà 90% người Việt mắc phải khi chế biến và ăn tôm
- 28-08-2022Mì tôm thì ai cũng từng ăn nhưng đảm bảo 90% đều không biết 5 sự thật thú vị về món ăn huyền thoại này
Tôm Nam Cực, hay còn gọi là giáp xác Nam Cực (Antarctic Krill) được xem là "kho lương thực của thế giới trong tương lai", ước tính đại dương có khoảng 30 nghìn tỷ con và khoảng 50 đến 150 triệu tấn. Mặc dù hằng năm có hơn 300 triệu tấn tôm Nam Cực bị bắt mỗi năm, số lượng loài giáp xác này vẫn cực kỳ phong phú để duy trì quần thể đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Khu vực hoạt động của loài giáp xác nhỏ bé này tập trung ở vùng biển thông thoáng gần Nam Cực, là một loài tôm biển có kích thước rất nhỏ, chiều dài của nó không quá 6cm, nặng khoảng 2 gram, chưa dài bằng một viên phấn viết bảng, và có tuổi thọ khoảng 5 đến 6 năm. Song chúng lại phân bố trong các đại dương trên toàn thế giới. Tổng cộng có hơn 80 loài giáp xác Nam Cực, kích thước cơ thể và hình dáng hơi khác nhau, điểm chung là số lượng cực kỳ lớn.
Chẳng mấy ai ngờ rằng loài sinh vật bé nhỏ này lại là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng hệ sinh thái khổng lồ của đại dương. Chúng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất trên thế giới.
Những loài động vật lớn nhất trên Địa Cầu như cá voi xanh, cá voi vây... xem tôm Nam Cực là nguồn thức ăn chính. Một con cá voi xanh mỗi ngày có thể ăn vài tấn giáp xác, đổi thành số lượng ước chừng hàng triệu con tôm. Ngoài cá voi khổng lồ, hải cẩu, chim cánh cụt, các loài cá và mực ở vùng biển Nam Cực cũng ăn tôm Nam Cực và có thể tiêu thụ hơn 250 triệu tấn mỗi năm. Ngoài động vật, con người cũng đánh bắt 50 triệu tấn tôm Nam Cực mỗi năm. Do đó, gần 300 triệu tấn giáp xác Nam Cực biến mất mỗi năm.
Mặc dù tôm Nam Cực là thức ăn của nhiều sinh vật sống, nhưng chúng vẫn là một trong những loài có số lượng cá thể đông nhất trong đại dương. Nguyên nhân chủ yếu là vì khả năng sinh sản của chúng quá mạnh.
Mỗi cá thể tôm Nam Cực cái có thể đẻ từ 6.000 đến 10.000 quả trứng cùng một lúc và có thể đẻ nhiều lứa trứng trong một mùa sinh sản. Số lượng trứng mà cả một bầy tôm cộng lại trong mùa sinh sản là con số khổng lồ gần như không thể đếm xuể. Loài tôm Nam Cực bước vào chu kỳ trưởng thành ngắn, 24 tháng sau khi sinh đạt được sự trưởng thành đủ để sinh sản.
Ngoài khả năng sinh sản cực mạnh, thức ăn của loài tôm Nam Cực là thực vật phù du trong đại dương. Thực vật phù du là điểm khởi đầu cho chuỗi thức ăn của sinh vật biển. Nhờ có quá trình quang hợp, chúng có thể lấy cacbon từ khí cacbonic. Do đó, thực vật phù du vô cùng dồi dào trong tầng nước có ánh sáng trên mặt biển, vì vậy tôm Nam Cực cũng hoạt động chủ yếu gần mặt biển.
Tôm Nam Cực đẻ trứng, do thiếu chất bám dính trong nước biển nên trứng sẽ trôi nổi trong làn nước, nở tự nhiên dựa vào các chất dinh dưỡng trong trứng. Trứng trôi vô định và dần chìm xuống độ sâu hàng trăm nghìn mét trong đại dương. Nơi đây thiếu ánh sáng, nhiệt độ nước cũng tương đối thấp, sinh vật tương đối thưa thớt. Lúc này, trứng tôm nở và có thể tránh được nhiều thiên địch trong tự nhiên.
Tỷ lệ sống tương đối cao, cộng với đặc tính hoạt động ban đêm, tôm Nam Cực trong giai đoạn này có thể sống sót khỏe mạnh. Tiếp theo chúng bắt đầu hợp thành quần thể cực đại di chuyển gần mặt biển để ăn thực vật phù du. Tại đây, chúng lại trở thành thức ăn của thiên địch (cá voi…) và cứ thế vòng tuần hoàn tiếp tục vận hành.
Nhờ khả năng sinh sản mạnh mẽ cùng với thực phẩm đầy đủ, tính cho đến hiện tại, tôm Nam Cực "tự tin" đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết.
Trên thực tế, hệ sinh thái của Trái Đất là một sự cân bằng tuyệt vời, một số lượng lớn loài tôm Nam Cực nuôi dưỡng vô vàn loài cá, chim và động vật có vú sống dưới biển. Nếu không có "những kẻ chuyên săn mồi" này, loài giáp xác này sẽ sinh sôi phát triển không có điểm dừng, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái biển.
Hiện tại, do hoạt động đánh bắt của con người cùng với sự biến đổi khí hậu, số lượng cá voi đã giảm đi rất nhiều, điều này khiến cho số lượng tôm Nam Cực vẫn còn rất lớn.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ Việt Nam