Loại virus duy nhất được cho là có thể gây bệnh ung thư máu nguy hiểm như thế nào?
Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu do loại virus này thường tử vong trong vòng 8 tháng kể từ khi phát hiện bệnh.
- 19-11-2020Bé 5 tuổi đã sàng lọc ung thư khiến nhiều bác sĩ "choáng": Sai càng thêm sai!
- 18-11-2020Loại quả rẻ như bèo ở Việt Nam khi xay thành bột lại giúp điều trị đái tháo đường đường tuýp 2, làm giảm tác dụng phụ của hóa trị ở bệnh nhân ung thư
- 14-11-2020Nhiều người thường xuyên ăn uống theo 3 kiểu tiện lợi này mà không biết đang tự "nuôi dưỡng" mầm bệnh ung thư
HTLV-1 là một siêu vi trùng thường tấn công vào các tế bào T- một loại tế bào bạch cầu trong cơ thể. Nó có khả năng gây ra bệnh bạch cầu và ung thư hạch cho người bị nhiễm phải. Trên mạng xã hội Lotus, bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, thành viên nhóm Y học cộng đồng đã có bài viết chi tiết về loại virus gây bệnh ung thư máu nguy hiểm này:
Loại virus có thể gây ung thư máu
Human T-lymphotrophic virus-1 (HTLV-1, virus gây hại đến tế bào miễn dịch lympho T ở người nhóm 1). Là một loại virus hiếm và đến hiện nay có thể coi nó là loại virus đầu tiên được cho là tác nhân trực tiếp gây ung thư ở người. HTLV-1 là một loại virus gây ung thư mạnh nhất. Là một loại nguy cơ ung thư gắn với di truyền mạnh nhất. HTLV-1 cũng được coi là loại virus duy nhất được cho là có thể gây nên chứng ung thư máu – Ung thư máu dòng Lympho bạch huyết tế bào dòng T ở người lớn (Adult T-cell leukemia lymphoma, ATL) và u lympho Non-Hodgkin.
HTLV-1 lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 1980 tại Nhật Bản. Tiền thân của nó được cho là một loại virus cổ ở các nguyên sinh vật từ 40 đến 60 nghìn năm trước.
Ước tính trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 15-20 triệu người bị nhiễm HTLV-1. Bệnh nhân hay gặp chủ yếu ở miền nam Nhật Bản, vùng Caribe, Trung Phi, một phần Nam Mỹ và ở một số nhóm sắc dân di cư đến miền Đông-Nam nước Mỹ.
Ở Úc, HTLV-1 có thể được coi là một nạn dịch ở thổ dân Úc sống ở vùng xa xôi hẻo lánh. Một số bộ tộc thổ dân có tới 45% số dân đang sống chung với HTLV-1. Ước tính có khoảng 5000 người bị nhiễm HTLV-1 ở một số thổ dân sống ở các vùng hẻo lánh.
Với thời gian ủ bệnh khá lâu dài, 3-5% số người bị nhiễm HTLV-1 sẽ phát bệnh hoặc ung thư máu dòng lympho bạch huyết tế bào T (adult T-cell leukemia/lymphoma, ATL).
Bệnh nhân ung thư máu do virus HTLV-1 rất khó chữa trị
Mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm HTLV-1 có liên quan đến ung thư, nhưng ung thư bạch huyết có liên quan đến virus HTLV-1 này là một loại ung thư diễn tiến nguy kịch (aggressive), rất khó chữa trị. Hiện tại chưa có bệnh nhân nào sống sót, và 50% số bệnh nhân ung thư máu liên quan đến HTLV-1 tử vong trong vòng 8 tháng sau khi phát bệnh bất kể đã áp dụng mọi phương cách trị liệu hiện đại nhất.
Mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm HTLV-1 có liên quan đến ung thư, nhưng ung thư bạch huyết có liên quan đến virus HTLV-1 này là một loại ung thư diễn tiến nguy kịch (aggressive), rất khó chữa trị.
Ngoài ra, HTLV-1 còn được cho là có thể gây tổn thương thần kinh cột sống, các chứng viêm nhiễm, hoặc các bệnh lý khác thông qua biến đổi tế bào lympho gây tàn phế vận động như là chứng liệt cứng/bệnh tủy liên quan đến HTLV-1.
HTLV-1 thuộc nhóm retrovirus, sử dụng RNA (thay vì DNA) trong mã di truyền. Vì thế, trong quá trình tái sinh sản, nó cần phải có một bước chuyển đổi các gene RNA thành DNA trước. Một số gene DNA mới này có thể trở thành thành tố của các nhiễm sắc thể trong tế bào người khi bị nhiễm loại virus này.
HTLV-1 được coi như là "anh em họ hàng" với virus HIV. Vì cách thức lây truyền của nó khá giống nhau. HTLV-1 lây lan theo con đường dịch tiết của cơ thể qua các hình thức như quan hệ tình dục không có bao cao su, dùng chung kim tiêm chích, qua sữa mẹ, thông qua con đường truyền máu hay ghép tạng của bệnh nhân bị nhiễm HTLV-1.
Do tính nguy hiểm của HTLV-1 mà mới đây các chuyên gia hàng đầu của Thế giới về loại virus này đã viết một thư ngỏ đề nghị Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mở rộng các chiến dịch ngăn ngừa lây nhiễm để mong loại trừ loại virus cực độc này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(18)30974-7/fulltext
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1879625712001022?via%3Dihub