Loạt ảnh ghi lại cuộc sống cuối Thanh triều: Từ Hi Thái hậu đọ sắc cùng các phu nhân, diện mạo hoàng hậu cuối cùng gây thương nhớ
Những bức ảnh hiếm hoi được ghi lại đã phần nào cho thấy sự khác biệt giữa cuộc sống trong cung, ngoài thành vào cuối thời nhà Thanh.
- 25-04-2023Ảnh hiếm ghi lại lễ cưới thời nhà Thanh: Khuôn mặt của tân nương khiến dân tình không nói thành lời
- 08-04-2023Bộ ảnh quý hiếm thời nhà Thanh: Nhiều ngóc ngách trong Tử Cấm Thành cùng nhan sắc hoàng hậu cuối cùng được khắc họa rõ nét
- 06-04-2023Vén màn cuộc sống hàng ngày của các phi tần thời nhà Thanh: Lịch trình vừa dày đặc lại nghiêm ngặt, ăn uống kham khổ khác hoàn toàn trên phim
Vào cuối triều đại nhà Thanh, công nghệ hiện đại của phương Tây đã ít nhiều được du nhập vào Trung Quốc. Nhờ có những thiết bị hiện đại như máy ảnh, cuộc sống của người dân cũng như những bậc quyền quý đều được ghi lại một cách chân thực.
Mặc dù vào thời điểm đó những bức ảnh được ghi lại hoàn toàn chỉ có hai màu trắng đen nhưng bằng công nghệ hiện đại thời nay, không ít những bức ảnh cũ về cuối triều đại nhà Thanh đã được phục chế bằng màu sắc sắc nét, qua đó thể hiện rõ rệt hơn không khí của thời kỳ trước đó.
Hai người phụ nữ theo tục "bó chân gót sen"
Khi nhắc đến những phụ nữ thuộc thời kỳ nhà Thanh, hình ảnh những "bó chân gót sen" luôn được nhắc tới đầu tiên. Được biết, để có được đôi chân nhỏ nhắn, những phụ nữ này đã phải trải qua một loạt các bước vô cùng đau đớn ngay từ khi còn nhỏ. Tục lệ này quan trọng với phái nữ đến nỗi những cô gái không có bàn chân nhỏ thậm chí cũng khó kiếm được chồng.
Cũng do sự tàn nhẫn của hủ tục này, hủ tục bó chân đã gây ra vô số tranh cãi và phản đối và nhiều lần bị cấm. Mãi sau này khi xã hội trở nên hiện đại hơn, tục lệ bó chân mới được bãi bỏ hoàn toàn, phụ nữ mới thực sự được giải phóng khỏi việc bó chân.
Xe cút kít cuối triều đại nhà Thanh
Vào thời nhà Thanh, đây là loại xe đạp một bánh chạy bằng sức người phổ biến nhất ở Tứ Xuyên. Nó có một lịch sử rất lâu đời và được cho là đã tồn tại vào thời của Gia Cát Lượng. Vào thời nhà Hán, người dân Tứ Xuyên đã thường xuyên sử dụng chiếc xe này để chuyên chở hàng hóa và người.
Thợ đóng giày vào cuối triều đại nhà Thanh.
Khác với việc đến các cửa hàng để mua hay mua một đôi giày được thiết kế riêng, vào cuối thời nhà Thanh có một nghề được gọi là "thợ đóng giày". Theo đó, thay vì mở cửa hàng, những người thợ này sẽ hoạt động dưới hình thứ như một gánh hàng rong đi bộ khắp nơi trên đường để giúp mọi người sửa giày hoặc may một đôi giày để đi lại.
Tám phi tần trong Tử Cấm Thành tụ tập chụp ảnh
Trong bức hình là 8 phi tần vào cuối chiều đại nhà Thanh đang cùng ngồi chụp ảnh vào một buổi chiều. Có thể thấy, tất cả trang phục, phụ kiện của họ đều vô cùng lộng lẫy, toát lên dáng vẻ giàu sang, phú quý. Theo thông lệ, người ngồi hàng đầu luôn được cho là có chức vị và quyền lực cao hơn, tiếp đó là đến những người đứng sau.
Một góc của Di Hòa Viên
Di Hòa Viên là công trình kiến trúc cung điện được xây dựng vào năm Càn Long thứ mười lăm và nằm giữa chân nam núi Trường Sinh và bờ bắc hồ Côn Minh. Nó có tổng chiều dài 728 mét, tổng cộng 273 phòng và 548 cây cột.
Với diện tích khổng lồ, nơi được mệnh danh là "Cung điện mùa hè" còn chính thức công nhận là "Di tích lịch sử thế giới" tại Trung Quốc vào năm 1998 với nhiều nét đẹp đặc biệt trong phong cách kiến trúc xây dựng và ý nghĩa phong thủy.
Từ Hi Thái hậu và phu nhân của các bộ trưởng ngoại giao trong Sảnh Leshou của Di Hòa Viên
Vào cuối triều đại nhà Thanh, Từ Hi thường tiếp đón vợ của các bộ trưởng ngoại giao ở đây. Có thể thấy, ở thời điểm chụp bức ảnh này, Từ Hi Thái hậu vẫn đang ở độ tuổi khá trẻ. Khi "đọ sắc" với những nữ nhân phương Tây bà cũng không hề kém cạnh khi có thần thái ngút ngàn, kiên định nhìn vào ống kính. Bên cạnh đó, trang phục lộng lẫy cùng loạt châu báu được bà diện cũng cho thấy quyền uy thực sự của người đứng đầu đất nước vào thời bấy giờ.
Hoàng hậu Uyển Dung, hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Thanh
Hoàng hậu Uyển Dung là vợ của vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu và được cho là vô cùng học thức khi bà đọc rất nhiều sách từ khi còn nhỏ cũng như thông thạo tiếng Anh, chơi piano, cờ vua, thư pháp và hội họa. Dù vô cùng xinh đẹp và tài giỏi nhưng sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng hậu Uyển Dung đã bị trục xuất khỏi cung và sau đó sa ngã vào chất cấm và trở nên điên loạn.
Nguồn: Sohu
Thể thao & văn hóa