4 chỉ báo thị trường kể câu chuyện hoàn toàn khác về nền kinh tế được cho đang "gặp khó" của Trung Quốc
Nhà phân tích Louis-Vincent Gave trích dẫn các số liệu thể hiện góc nhìn tích cực hơn về nền kinh tế Trung Quốc.
- 26-06-2023Từng được ngợi ca là ‘sát thủ Tesla của Trung Quốc’, 1 startup xe điện đang gánh nợ 2 tỷ USD, khó hòa vốn cho tới năm 2024
- 18-06-2023Kinh tế hỗn loạn, Pakistan vay thêm Trung Quốc 1 tỉ USD
- 09-05-2023Trung Quốc: 1 tập đoàn bất động sản lớn loay hoay tìm cách giãn nợ, cạn kiệt thanh khoản
Nhà phân tích Louis-Vincent Gave, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Gavekal, cho biết tình trạng bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến nhiều người lo ngại về một cuộc khủng hoảng giống như khủng hoảng tài chính năm 2008. Song, một số chỉ báo thị trường đang thể hiện những khía cạnh tích cực hơn.
CEO của Gavekal viết trên tờ Financial Times rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính cơ cấu và chu kỳ. Cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng lây. Để vực dậy nền kinh tế, Bắc Kinh cần can thiệp mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là thị trường lại không phản ánh những điều tiêu cực.
Sau khi phục hồi trong quý đầu năm, nền kinh tế Trung Quốc hậu Covid-19 không bùng nổ như kỳ vọng. Sản xuất tại nhà máy và tiêu dùng đều chậm lại. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản tiếp tục lún sâu dưới sức nặng của nợ. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên chạm mức cao kỷ lục. Giá tiêu dùng rơi vào vùng giảm phát.
Trong khi đó, hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài rút lui. Nỗ lực của Bắc Kinh để hỗ trợ thị trường chưa tạo ra được đà tăng bền vững.
Những nhà phân tích Gave cũng trích dẫn các chỉ số cho thấy một góc nhìn hoàn toàn khác về nền kinh tế Trung Quốc. Đối với lĩnh vực ngân hàng, ông lưu ý rằng hiệu suất giá cổ phiếu của các ngân hàng thường sẽ có xu hướng giảm mỗi khi các cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Điều đó đã từng xảy đến trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trên thực tế, cổ phiếu ngân hàng thông qua chỉ số FTSE China A-share đã tăng 2,4% trong 12 tháng qua, vượt xa các ngân hàng Mỹ gần 13%.
Tương tự, trái phiếu chính phủ Trung Quốc đang vượt trái phiếu kho bạc Mỹ. Trái phiếu dài hạn mang lại lợi nhuận 17,1% kể từ tháng 1/2020. Con số này cao hơn hẳn mức lợi nhuận âm 13,4% của tín phiếu kho bạc tương ứng.
Ông Gave cũng chỉ ra giá quặng sắt, vốn rất nhạy cảm với nền kinh tế Trung Quốc, đã tăng 50% so với mức thấp nhất lập hồi tháng 10/2022. Mặt hàng này đáng lẽ phải bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của lĩnh vực bất động sản, nhưng hoá ra lại đang hoạt động khá tốt.
Trong khi chỉ số chứng khoán Shanghai Composite lao dốc, giá quặng sắt giao sau tăng lên mức 114 USD/tấn. Việc giá tăng và nhu cầu sụt giảm không nghiêm trọng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trụ vững trước nhiều thông tin tiêu cực.
Cổ phiếu của các công ty xa xỉ nhạy cảm với biến động kinh tế Trung Quốc như LVMH, Hermès và Ferrari đang giao dịch ở mức gần hoặc mức cao nhất mọi thời đại.
Nhà phân tích kỳ cựu kết luận rằng những chỉ báo này không phủ nhận thực trạng nền kinh tế Trung Quốc gặp khó. Nhưng tóm lại, giá của hầu hết các loại tài sản liên quan đến Trung Quốc, dù trong nước hay nước ngoài, đều có mối liên hệ với nỗi lo về nền kinh tế.
Theo BI, Bloomberg
Nhịp sống thị trường