Loạt ông lớn rót vốn, Huế thành "điểm ngắm" mới của các nhà đầu tư
Từ trước đến nay, xứ Huế mộng mơ chưa bao giờ đón nhận một làn sóng đầu tư rầm rộ như hai năm trở lại đây, khi mà lộ trình lên thành phố trực thuộc Trung ương của Huế đang đến gần. Điều đáng chú ý đó là sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” địa ốc nội lẫn ngoại đã tạo cơ hội cho vùng đất này bứt phá.
Lâu nay, Huế vẫn được biết đến là thành phố mộng mơ với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, với dòng sông hương êm đềm, nhưng Huế còn cuốn hút khách du lịch hơn bởi những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do chính con người tạo nên. Đó là các di tích lăng tẩm, đó là những phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng...khiến Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Thế nhưng, tiềm năng này đến nay chưa được khai thác xứng tầm.
Để tiếp đà phát triển cho Thành phố Huế, Trung Ương đã được chấp thuận mở rộng địa giới gấp gần 4 lần hiện tại từ 1/7/2021. Sau điều chỉnh địa giới hành chính TP Huế có 265,99km2 diện tích tự nhiên, tăng 3,76 lần so với trước đây, dân số 652.572 người tăng 1,8 lần. Huế mở rộng sẽ có đủ không gian phát triển đô thị và đồng thời mang lại những cơ hội to lớn cho sự bảo tồn các giá trị di sản, phát triển kinh tế - xã hội thành phố, là tiền đề để xây dựng Huế thành đô thị động lực trung tâm, "hạt nhân" của đô thị di sản Thừa Thiên Huế. Đây là một bước quan trong trọng trong tiến trình cụ thể hóa mục tiêu đưa Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2025.
Đánh giá về sự thay đổi của Huế sau khi được mở rộng, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn từng cho rằng: "Bên cạnh không gian "Huế Xưa", Thừa Thiên Huế sẽ có thêm không gian "Huế Mới" với các vùng đô thị hiện đại văn minh, với nhà cao tầng, dịch vụ vụ thương mại quốc tế, cũng như hệ thống hạ tầng hiện đại bao gồm sân bay, đường cao tốc, tuyến metro... Chúng ta có thể kỳ vọng các khu đô thị mới sẽ mang bản sắc thế kỷ 21 của Thừa Thiên Huế và đây sẽ là nơi an cư lạc nghiệp với môi trường đô thị đáng sống tầm cỡ quốc tế cho các thế hệ tương lai".
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho biết thêm, việc khuyến khích phát triển những dự án khu đô thị với hạ tầng hiện đại tại các vùng đất mới vừa đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai, vừa giúp giảm áp lực phát triển lên khu đô thị hiện hữu. Nhờ đó, vừa có thể tăng trưởng đô thị, vừa gián tiếp góp phần cho việc bảo tồn di sản Huế.
Nói về tiềm năng thị trường bất động sản Huế, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho biết, Huế vốn là một thị trường trầm mặc, chưa phát triển trong khi nằm sát với Đà Nẵng đã phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đang có xu hướng về Huế để phát triển những dòng sản phẩm BĐS đa dạng từ khu đô thị thương mại tới nghỉ dưỡng văn hóa, tạo nét rất đặc sắc cho thị trường bất động sản nơi đây.
Trong bối cảnh đến năm 2025, Huế sẽ không cấp mới dự án. Nơi đây cũng đang chứng kiến sự khan hiếm nguồn cung bất động sản cục bộ khi nhu cầu lớn trong khi lượng sản phẩm hiện hữu không nhiều. Thống kê của DKRA cho thấy trong số 1,036 căn nhà phố/biệt thự khu vực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam tăng trong năm 2021, Thừa Thiên Huế dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ cả 3 thị trường. Tình trạng khan hiếm nguồn cung bất động sản thấp tầng tiếp tục diễn ra tại Huế trong 11 tháng đầu năm 2022.
Để đón đầu cơ hội đầu tư trước thời điểm Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư vào địa phương này. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 11 vừa qua, toàn tỉnh có 28 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 14.002 tỉ đồng. Ngoài ra, có 8 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 5.500 tỉ đồng. Ước đến cuối năm 2022, toàn tỉnh cấp mới 35 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 20.000 tỉ đồng.
Có thể kể đến những nhà đầu tư ngoại như Tập đoàn LH Hàn Quốc muốn đầu tư 3 dự án hơn 1.800 ha tại Huế. Năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty trách nhiệm hữu hạn AeonMall Việt Nam về nghiên cứu đầu tư trung tâm thương mại tại Huế. Một tập đoàn đến từ Tây Ban Nha cũng vừa khởi động xây dựng dự án Hue Amusement and Beach Park.
Đối với nhóm nhà đầu tư nội, quan sát thực tế cho thấy, cùng với nhiều "ông lớn" địa ốc đã đầu tư vào TP Huế cách đây vài năm trước như Bitexco, VinGroup, BRG,... Hay “đại gia” họ Vinaconex cũng đã có mặt tại Huế với liên danh BGI Group - IUC Group, Vimeco, Văn Phú - Invest cũng đã đặt chân đến Huế tại Khu A khu đô thị mới An Vân Dương (An Đông).
Ngoài ra, một cái tên gây chú ý là Liên danh BGI Group – IUC Group với dự án khu đô thị BGI Topaz Downtown vừa chính thức giới thiệu ra thị trường vào trung tuần tháng 12/2022 này. Dự án nằm ngay tại phường An Đông, thành phố Huế, và 1 phần thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với quy mô khoảng 13ha, bao gồm 211 sản phẩm thấp tầng, đây là một trong những nguồn cung phân khúc nhà phố, liền kề, biệt thự duy nhất phân tại Huế trong thời điểm cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Có thể nói, sau những động thái của các "ông lớn" địa ốc đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và TP Huế nói riêng đang kéo theo một làn sóng đầu tư mới vào Huế. Theo đó, thị trường bất động sản tại đây cũng sôi động hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, Huế hiện đang ở giai đoạn bắt đầu của chu kỳ mới của thị trường bất động sản. Thời điểm này chính là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư đón trước cơ hội.
Nhịp sống thị trường