MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lộc Trời (LTG) bắt tay đối tác Dubai mở rộng hơn 10.000 ha canh tác lúa gạo

20-12-2018 - 07:11 AM | Doanh nghiệp

Được biết, thị trường UAE rất chuộng sản phẩm Việt Nam, đặc biệt nông sản; theo đó nhu cầu thu hút các công ty Việt Nam đến Dubai đầu tư là rất lớn, giới quan sát cho hay.

Mới đây, Tập đoàn Phoenix đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời (LTG) nhằm phát triển sản xuất lúa gạo bền vững. Trong đó, thỏa thuận dự kiến tạo lợi ích cho 10.000 nông hộ nhỏ Việt Nam, mở rộng canh tác lúa gạo trên 10.000 ha đất trồng lúa.

Được biết, thị trường UAE rất chuộng sản phẩm Việt Nam, đặc biệt nông sản; theo đó nhu cầu thu hút các công ty Việt Nam đến Dubai đầu tư là rất lớn, giới quan sát cho hay. Và thỏa thuận trên cũng phù hợp với Diễn đàn Lúa gạo bền vững (SRP) là một liên minh toàn cầu của các viện nghiên cứu, doanh nghiệp nông thực phẩm, khu vực công và các tổ chức xã hội dân sự, được lập bởi Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI). 

Thực tế Việt Nam, các mô hình thương mại của chương trình này chưa được thử nghiệm. Trong khi Việt Nam đang là nơi cung cấp gạo lớn trên thế giới với những lợi thế  đặc biệt trong sản xuất. Ghi nhận năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,6 triệu USD (tương đương 5,9 triệu tấn gạo). Dự kiến trong năm nay 2018, con số là 3 triệu USD (khoảng 7 triệu tấn gạo). Xuất khẩu gạo từ Việt Nam chiếm từ 17-18% giao thương lúa gạo toàn cầu. 

Tập đoàn Phoenix đã được đăng ký tại Trung tâm đa hàng hóa Dubai (DMCC) ở quốc gia các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), là doanh nghiệp kinh doanh gạo lớn thứ hai thế giới. Tập đoàn đã luân chuyển 10 triệu tấn hàng hóa trên toàn thế giới vào năm ngoái, hiện đang quản lý khoảng 150.000 ha đất canh tác nông nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Theo các chuyên gia, việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam phụ thuộc vào các hộ sản xuất nhỏ, những người đang gặp khó khăn để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Với nỗ lực hỗ trợ từ nhà nước, những hoạt động sản xuất lúa gạo hiện nay ở Việt Nam đang trên lộ trình hạn chế dần nguồn vật tư đầu vào để bảo vệ tốt hơn cho môi trường và con người. 

Cùng với đó, tăng trưởng trong quá khứ của ngành gạo dựa trên sản xuất thâm canh gạo chất lượng thấp xuất khẩu với giá rẻ sang các thị trường châu Á, châu Phi và Trung Đông theo các hợp đồng chính phủ. Năm 2016, chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách chiến lược tái cơ cấu ngành lúa gạo đánh dấu bước chuyển từ an ninh lương thực sang an toàn thực phẩm và từ số lượng sang chất lượng, mở ra cơ hội mới cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Về Lộc Trời, lũy kế 9 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần đạt 6.423 tỷ, tương ứng mức lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 234 tỷ đồng. Công ty đã sớm thực hiện chương trình SRP gạo tại Việt Nam từ năm 2016. Tính đến nay, Lộc Trời đã hợp tác chặt chẽ với IFC, IRRI và SRP.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên