MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Logic "kinh ngạc" của kẻ yếu: 3 dấu hiệu cho thấy một người suốt đời không khá lên nổi

28-05-2021 - 16:22 PM | Sống

Nếu tính cách quyết định số phận, thì điều gì quyết định tính cách? Câu trả lời đó là suy nghĩ.

1. Vì tôi "yếu" nên tôi cần nhiều "đặc quyền"

Có một tin tức gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng:

Ở một trường đại học tại An Huy, Trung Quốc, một sinh viên khiếm thị được nhận vào học. Nhưng do nhà trường không có môi trường sống đặc biệt cho học sinh khiếm thị, họ đã đặc cách thuê một ngôi nhà ở bên ngoài cho sinh viên kia.

Ngôi nhà có hai phòng, trong đó có một phòng khách. Trong nhà có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt từ điều hòa đến máy tắm nước nóng. Mẹ của cậu sinh viên đó có quyền đi cùng để chăm lo cho cậu, chi phí nhà trường chi trả.

Ngoài ra, trường còn cung cấp một đội ngũ giáo viên đặc biệt dành riêng cho sinh viên bị khiếm thị kia.

Lúc đầu, phụ huynh của cậu ta cũng rất hài lòng. Nhưng sau 2 ngày, họ lại tìm đến nhà trường và yêu cầu được tăng cường thêm người chăm sóc, xe cho người khuyết tật với chó dẫn đường.

Đòi hỏi như vậy, e là không phải đến đây để học, mà để tận hưởng thì có.

Trước những đòi hỏi quá đáng đó, nhà trường trả lời rằng hiện tại đang có những khó khăn nhất định, không thể đáp ứng được.

Người nhà sinh viên này sau đó đã làm một hành động sốc hơn, họ đồn khắp nơi, phàn nàn việc nhà trường phân biệt đối xử với người khuyết tật.

Có một loại người, họ luôn nghĩ rằng vì bản thân có điểm đáng thương, nên người khác cần nhường nhịn, đối xử tốt với họ.

Đó không phải là cái cớ để bạn lợi dụng sự tử tế của người khác. Bạn khổ, nhiều người cũng khổ.

Tư duy "tôi yếu đuối thì tôi có lý" là kiểu suy nghĩ của "người lớn chưa trưởng thành." Đậy cũng là một dạng lòng tham.

Những người thế này khó có thể gánh vác được những trọng trách lớn. Ngay cả việc tự lập còn khó, nói gì đến việc tạo thành tựu trong đời mình.

2. Đóng vai "kẻ bị hại"

Có một đôi tình nhân kia, một ngày nọ, người bạn gái phát hiện anh bạn trai lừa dối mình mà quen một cô gái khác bên ngoài. Nhưng người bạn gái không chia tay, mà cho anh ta cơ hội sửa đổi.

Sau này, khi mỗi lần hai người cãi nhau, bạn gái liền lôi chuyện cũ ra và hỏi thẳng: "Anh từng làm chuyện có lỗi với em, có tư cách gì mà lớn tiếng?"

Người bạn trai cũng hối hận chuyện cũ, nên không tranh cãi với cô ấy nữa.

Thấy cách này có hiệu quả, cô gái càng ngày càng quá quắt. Muốn giày hiệu, đổi điện thoại sang, sắm quần áo đẹp,... Mỗi khi bạn trai từ chối mua, cô ấy liền nhắc chuyện kia.

Cho đến lần cuối cùng, bạn trai bận làm thêm nên về khuya, cô gái lại trách móc, khóc lóc đòi bạn trai đổi việc để có thời gian cạnh mình.

Lần này, anh bạn trai đã quyết định chia tay.

Lúc đầu, là lỗi của anh chàng này, nhưng đến cuối cùng, cô gái kia lại trở thành người có lỗi, vì thói quen "đóng vai nạn nhân" của mình.

Nếu không thể tha thứ thì chia tay từ đầu, nếu quyết tâm cho đối phương cơ hội vậy đừng lúc nào cũng nhắc hoài chuyện cũ. Bạn nghĩ mình là nạn nhân nên nói gì cũng đúng. Như vậy là không nên.

Có những người hành xử rất kì lạ, thường dùng tổn thương cũ để trở thành lý do cư xử tùy tiện, vô lí. Khi bị từ chối lại đứng trên đỉnh cao công lý để phán xét người khác.

Tôi từng nghe qua một câu nói thế này:

"Nếu tôi có tội, xin hãy để pháp luật trừng phạt. Đừng lợi dụng sự bất hạnh của bạn để bắt tôi chịu trách nhiệm."

Những người luôn đắm chìm trong logic "kẻ bị hại" thì rất khó sống vui vẻ, may mắn cũng khó mỉm cười với họ.

Logic kinh ngạc của kẻ yếu: 3 dấu hiệu cho thấy một người suốt đời không khá lên nổi - Ảnh 1.

3. Không nhìn thấy điểm tốt của người khác

Bạn tôi từng kể một câu chuyện:

Ở quê cậu ấy, trước đây nhà ai cũng nghèo, không có tài sản gì, chỉ có thể dựa vào việc làm ruộng kiếm sống. Mọi người đều rất hòa thuận, không có mâu thuẫn gì với nhau.

Sau đó, có một gia đình từ nơi khác chuyển đến, cảm thấy lãng phí cái ao cá đầu làng chẳng ai nuôi, nên đã mua cá về bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh.

Gia đình họ làm việc chăm chỉ, thêm năm ấy mưa thuận gió hòa, cá trong ao càng ngày càng to béo.

Người mua rất hài lòng với ao cá này, tiền lãi năm nay có thể lên đến hàng chục nghìn USD.

Lúc đó, đối với làng quê mà nói, thu nhập này có thể để một hộ gia đình ăn trong mấy năm liền.

Người nhà kia rất vui mừng, họ quyết định mời cả làng đến nhà cùng ăn mừng.

Đêm đó, nhà họ mở tiệc lớn, cả làng xưng anh em rất thân thiết, ăn thịt uống rượu rất sôi nổi.

Nhưng sáng hôm sau, khi gia đình kia dậy ra ao cá cho ăn thì choáng váng.

Trong ao cá, xác cá béo trắng nổi lềnh bềnh khiến cả nhà vừa buồn vừa tức.

Cuối cùng, gia đình họ không kiếm được hàng chục nghìn đô la, mà còn phải đền bù hợp đồng hàng nghìn đô la.

Sau đó không lâu, gia đình họ đã chuyển đi nơi khác.

Trên thế giới có một loại người hay ganh tỵ với thành công của người khác. Để giảm bớt sự khó chịu của mình, họ sẽ đặt điều hoặc làm chuyện xấu xa để người khác thất bại, khổ sở.

Họ sẽ dùng xui xẻo của người khác để cân bằng nội tâm của mình.

Trong phim Đông Tà Tây Độc có lời thoại thế này:

"Bất cứ ai cũng có thể trở nên ác độc, khi họ nếm trải cái thứ gọi là ganh tỵ."

Bản chất con người tưởng chừng vô hại, nhưng rất dễ bị môi trường biến đổi. Nếu không thể kiểm soát tốt suy nghĩ và hành vi của mình, suốt đời này họ chỉ có thể là những người tầm thường.

Hãy hành động thiết thực hơn để thay đổi vận mệnh của bạn, điều này sẽ hiệu quả hơn một ngàn lời phàn nàn.

Trên con đường trưởng thành, mong rằng mỗi chúng ta có thể xóa bỏ được những yếu điểm trong suy nghĩ để trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất.

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên