Logistics xe tải Việt Nam: Số đầu xe vận tải đường bộ nhiều hơn Thái Lan nhưng sản lượng chỉ bằng 50% nước bạn
Thực tế, các doanh nghiệp cũng sớm nhận thức và đang đầu tư để nâng cao vị thế trên thị trường. Đơn cử, Công ty ITL Logistics (thành viên Tập đoàn ITL), đơn vị vừa đầu tư tăng thêm 20 xe ôtô tải.
- 07-12-2023Top công ty uy tín ngành logistics 2023: Viettel tiếp tục dẫn đầu nhóm chuyển phát nhanh, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đứng số 1 nhóm vận tải hàng hóa
- 06-10-2023Nghịch lý logistics Việt: Có đến 34.000 DN hoạt động nhưng chưa ai có thể “xuất ngoại”
- 02-10-2023Dồn dập vốn đổ vào thị trường logistics Việt
Ngành vận tải châu Á đang đối mặt với chi phí vận hành ngày càng tăng, thông tin ghi nhận tại sự kiện mới đây.
Tổng số đầu xe vận tải đường bộ của Việt Nam nhiều hơn nhưng sản lượng chỉ bằng 50% nước bạn
Theo Hiệp hội Logistics, năm 2023, xếp hạng Chỉ số hiệu suất logistics (LPI) của Việt Nam giảm 4 bậc xuống vị trí thứ 43, so với vị trí thứ 39 năm 2018. Mặc dù có sự sụt giảm về xếp hạng, nhưng điểm số LPI của Việt Nam tăng lên 3,3 điểm từ 3,27 điểm năm 2018, cho thấy sự cải thiện dần dần, đặc biệt là trong hiệu quả từ cơ quan Hải quan và chất lượng cơ sở hạ tầng.
Xếp hạng này phản ánh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với ngành logistics, với những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và vận tải. Ở Việt Nam, ngành vận tải xe tải đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia, chịu trách nhiệm cho 77% lượng hàng hóa vận chuyển với tổng khối lượng hơn 1,5 tỷ tấn.
Trong khi, ngành vận tải được đánh giá là một yếu tố then chốt trong khuôn khổ kinh tế của khu vực. Riêng Việt Nam, logistics nói chung có vai trò là “mạch máu” của nền kinh tế, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023 đạt 558,33 tỷ USD với con số xuất siêu kỷ lục 24,59 tỷ USD.
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến đạt 45,19 tỷ USD vào năm 2023 và tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 6,34% để đạt 65,34 tỷ USD vào năm 2029. Riêng ngành vận tải xe tải của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể vào đầu năm 2023, với mức tăng 16% về khối lượng vận chuyển hàng hóa và tăng gần 22% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này lại đi kèm với chi phí tăng cao, một phần do giá nhiên liệu tăng (đơn cử giá dầu Brent).
Một chuyên gia cũng dẫn chứng số liệu, tổng số đầu xe vận tải đường bộ của Việt Nam là khoảng 1,5 triệu xe, nhiều hơn số đầu xe tại Thái Lan nhưng sản lượng hàng hoá vận chuyển được chỉ bằng 50% nước bạn.
Mặt khác, ngành vận tải hàng hoá đối mặt với những thách thức như chi phí logistics cao (21% GDP) và tác động môi trường do xe tải cũ (gây ra phát thải khí nhà kính) và ùn tắc giao thông. Để giải quyết những thách thức này, các chuyên gia khuyến nghị người trong ngành phải hiện đại hóa đội xe, nâng cao đào tạo lái xe và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Thách thức chi phí và "xanh hoá"
Thực tế, các doanh nghiệp cũng sớm nhận thức và đang đầu tư để nâng cao vị thế trên thị trường. Một khảo sát từ CE Logistics gần đây ghi nhận đến 143 doanh nghiệp vận tải xe tải ở Việt Nam không đạt hiệu quả tối ưu hóa lộ trình, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe cao, và thiếu hụt tài xế kèm theo tăng lương. Những yếu tố này chỉ ra nhu cầu cấp bách cho việc quản lý logistics hiệu quả hơn.
Công ty ITL Logistics (thành viên Tập đoàn ITL) vừa đầu tư tăng thêm 20 xe ô tô tải tại Trung Tâm Vận Tải Đường Bộ tỉnh Bình Dương. Tổng kinh phí đầu tư theo chia sẻ của ITL gần 12 tỷ đồng, trong đó đội xe tải này được sản xuất tại ISUZU Việt Nam chuyên chở trong lĩnh vực phân phối hàng hóa điện tử, thực phẩm, và hàng tiêu dùng nhanh.
Với đầu tư mới lần này, ITL nâng tổng số phương tiện vận tải đường bộ lên trên 1.000 phương tiện, bao gồm hơn 500 xe tải và container, và 620 Rơ-mooc được phân bổ tại 3 trạm trung chuyển chính ở Bắc – Trung – Nam.
Động thái đầu tư mới của Công ty diễn ra trong bối cảnh nhu cầu vận tải nội địa đang hồi phục và dự báo sôi động từ năm 2024.
Nhận định về ngành vận tải năm tới, các chuyên gia cho biết, ngành vận tải đối mặt với triển vọng phức tạp. Trong đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho khả năng tăng chi phí (do giá nhiên liệu tăng, thiếu hụt lái xe cùng với việc tăng lương). Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng xe và tuân thủ pháp luật cũng làm tăng gánh nặng tài chính. Những thách thức này làm nổi bật tính chất động của ngành logistics, chịu ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế và xu hướng thị trường. Các công ty đang tập trung vào các chiến lược đổi mới và lập kế hoạch hiệu quả để đối phó với những phức tạp này và tận dụng cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh ngành công nghiệp đang thay đổi.
Nhịp sống thị trường