Lời giải cho “bài toán” cân đối chi tiêu mùa dịch
Việc xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý là cách thiết thực để đảm bảo "an toàn tài chính" cho bản thân và gia đình trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Tạo thói quen tiết kiệm đầu tháng
Không phải đến khi dịch bệnh bất ngờ xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường việc làm, thì chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của khoản tiền tiết kiệm. Thế nhưng không ít trường hợp thất bại trong việc để dành bởi thói quen chi tiêu trước, tiết kiệm sau. Điều này có thể dẫn đến việc mua sắm quá tay, cản trở tiến độ để dành hàng tháng. Thay vào đó, hãy trích ngay một khoản tiết kiệm sau khi nhận lương và chỉ chi tiêu trong phạm vi còn lại. Ngay cả khi thu nhập đang bị ảnh hưởng, hãy cố gắng duy trì ngân sách tiết kiệm hàng tháng để phòng thân và ứng phó tốt hơn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Lập danh sách các khoản chi
Sau khi đã lo xong phần tiết kiệm, bạn cần lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể với khoản còn lại, tránh tình trạng "giật gấu vá vai" vào cuối tháng. Thay vì chia theo các hạng mục chung chung như ăn uống, di chuyển, giáo dục, nhà ở… hãy cụ thể hoá từng khoản chi hàng ngày nếu có thể. Trong thời điểm giãn cách, việc phải sinh hoạt ở nhà nhiều hơn là cơ hội để bạn rà soát, cân đối lại kế hoạch chi tiêu, giảm thiểu các khoản chi không cần thiết trước đây và bổ sung các hạng mục thiết yếu hơn như mua sắm thực phẩm nấu ăn tại nhà, nhu yếu phẩm, chăm sóc nhà cửa và bản thân…
Đặt hạn mức cho từng khoản chi
Việc đặt hạn mức cho từng khoản chi giúp bạn tránh tình trạng "lạm chi", dẫn tới phải huy động tiền tiết kiệm hoặc tệ hơn là tiêu hết số tiền kiếm được. Có rất nhiều công thức cho việc này, chẳng hạn như 50 – 30 – 20 (50% ngân sách cho các khoản thiết yếu, 30% cho nhu cầu mua sắm, giải trí… 20% để tiết kiệm hoặc đầu tư) hay quy tắc 6 chiếc lọ (55% chi tiêu cần thiết, 10% tiết kiệm, 10% giáo dục, 10% hưởng thụ, 10% cho quỹ tự do tài chính, 5% để cho đi)… Tuy nhiên, trong giai đoạn giãn cách, hãy dành ưu tiên lớn nhất cho việc chi tiêu cơ bản và tiết kiệm. Khi tình hình dịch bệnh tốt lên, bạn có thể trở về với các công thức phân chia hạn mức thông thường.
Ghi chép lại các khoản chi
Không phải lúc nào việc chi tiêu cũng khớp với kế hoạch đề ra. Đó là lý do bạn cần ghi chép tỉ mỉ các khoản chi hàng ngày, nắm bắt các khoản phát sinh, những khoản chi không cần thiết để điều chỉnh kịp thời. Việc ghi chép cũng giúp bạn có thể cân đối lại chi tiêu, kịp điều động dòng tiền từ các quỹ khác để bù đắp thâm hụt cho một khoản nhất định. Ở thời điểm này, chi phí giao nhận hàng là một khoản dễ biến động và cần theo dõi chặt chẽ. Bạn có thể mua nhu yếu phẩm số lượng lớn hoặc mua hàng trên các nền tảng như Shopee để có được các ưu đãi miễn phí vận chuyển.
Thói quen ghi lại các khoản chi tiêu, lập danh sách mua sắm trước và canh sale sẽ giúp bạn giải quyết bài toán tài chính hiệu quả hơn
Thanh toán thông minh bằng ví điện tử
Không chỉ giúp người dùng thanh toán thuận tiện, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết trong mùa dịch, một số ví điện tử như ShopeePay còn được ưa chuộng bởi thường xuyên có các ưu đãi giá trị. Đây là một cách tuyệt vời để tiết kiệm chi tiêu trong giai đoạn giãn cách hiện nay. Chẳng hạn, ví điện tử này hiện đang triển khai hàng loạt ưu đãi nhân dịp 9.9 Ngày Siêu Mua Sắm sắp diễn ra trên Shopee. Những người dùng lần đầu tiên liên kết và thanh toán qua ví ShopeePay sẽ có cơ hội nạp điện thoại 50K với giá chỉ 1K. Trong khi đó, người dùng thân thiết cũng được giảm đến 99K khi thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, phí chung cư hoặc nạp điện thoại giảm 50%. Đặc biệt, hàng loạt voucher giảm đến 100K khi mua sắm trên Shopee cũng được ví điện tử này tung ra để người dùng tranh thủ chốt đơn rẻ càng thêm rẻ, góp phần nhẹ gánh chi tiêu tối đa. Chi tiết xem tại đây.
Tận dụng ưu đãi của ví ShopeePay trong mùa sale 9.9 để thanh toán hóa đơn, mua sắm tiết kiệm và tiện lợi hơn
Ngày siêu sale số đôi tháng 9 của Shopee cũng là cơ hội tuyệt vời để săn hàng chính hãng với giá giảm đến 50% đi kèm loạt deal sốc giá chỉ từ 1K, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 0 đồng và nhiều phần thưởng giá trị khác. Bạn có thể tranh thủ mức giá giảm sâu để săn nhu yếu phẩm về dùng dần, giảm bớt ngân sách tiêu dùng cơ bản. Chương trình sẽ diễn ra trong suốt thời gian từ 20.08 – 12.09.
Không chỉ giúp giải quyết vấn đề tài chính ngắn hạn, những phương pháp kể trên còn rất hữu dụng trong việc quản lý chi tiêu lâu dài. Khi đã biến chúng thành thói quen, bạn sẽ có thể yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này và tiến gần hơn đến các mục tiêu trong tương lai.