MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lời kêu gọi giảm thiểu đồ nhựa đang "cứu sống" ngành in ấn Việt – ngành 68 năm tuổi và tưởng chừng sắp bị lãng quên bởi cách mạng công nghệ?

25-09-2019 - 08:56 AM | Doanh nghiệp

Câu chuyện lãng quên của ngành đang dần đến hồi kết, khi sự đi xuống của xuất bản in ấn thành phẩm đang được bù đắp bởi nền sản xuất bao bì giấy – sản phẩm thay thế đồ nhựa trong xu thế sống xanh.

Cuộc cách mạng công nghệ đưa con người đến với một thời kỳ tiện ích tích hợp, kéo theo đó là sự ra đời và phát triển của nhiều dịch vụ, ngành hàng dựa trên nền tảng số hoá. Ngược lại, nhiều ngành truyền thống đứng trước nguy cơ lu mờ, đơn cử những ấn bản ngành in ấn giảm mạnh theo thời gian, song hành với sự trỗi dậy của làn sóng marketing online.

"Trong những thời gian gần đây, tình hình xuất thành phẩm của chúng ta ngày càng càng đi xuống do sự phát triển của mạng di động cũng như truyền thông mạng xã hội", đại diện một doanh nghiệp trong ngành Xuất bản, In và Phát hành cho biết.

Sự đi xuống của xuất bản in ấn thành phẩm đang được bù đắp bởi nền sản xuất bao bì giấy

Song, câu chuyện lãng quên của ngành đang dần đến hồi kết, khi sự đi xuống của xuất bản in ấn thành phẩm đang được bù đắp bởi nền sản xuất bao bì giấy – sản phẩm thay thế đồ nhựa trong xu thế sống xanh.

Nhiều năm gần đây nhận thức của người dân về môi trường tốt hơn, đặc biệt là sau những vụ ô nhiễm nghiêm trọng như nhà máy Vedan, Formosa... Bước sang 2019, từ đầu năm đến nay chúng ta nghe nhiều đến lời kêu gọi giảm thiểu rác thải nhựa, tái chế nhựa, hay thay thế đồ nhựa. Thậm chí, ở một số quốc gia tiên tiến như Malaysia… đã cấm túi nilon tại các siêu thị; riêng Việt Nam khuynh hướng bảo vệ môi trường cũng đã bắt đầu xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ, thông điệp truyền tải sôi nổi xoay quanh mong muốn những túi nilon này sẽ dần dần chuyển sang túi giấy.

Trong làn sóng đó, các nhãn hàng lớn như Highland, Trung Nguyên Legend, 380 Flower Market & Tea House… đã thay thế ly nhựa bằng ly giấy, thay ống hút nhựa thay bằng ống hút giấy. Đó là những định hướng chung để hạn chế việc sử dụng những sản phẩm từ nhựa, cũng là bước đệm đưa ngành in ấn (bao bì) Việt hồi sinh – sau nhiều năm tưởng chừng bị lãng quên bởi thời đại số hoá.

"Khi kinh tế xã hội phát triển, thì chắc chắn nhu cầu về giấy, đặc biệt là bao bì sẽ phát triển theo", bà Tô Mỹ Châu - Tổng Giám đốc CP Paper – khẳng định. Chưa kể, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đã và đang tạo rất nhiều cơ hội để Việt Nam tiếp cận thị trường gia công cho nước ngoài.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều bất cập, thách thức; bên cạnh cơ hội mới.

"Cái trăn trở chung của các anh chị em trong ngành in lúc này là làm sao để mình có thể trang bị công nghệ, kỹ năng đào tạo nguồn nhân lực cũng như những chứng chỉ cần thiết để có thể xuất khẩu ra nước ngoài", bà Châu phân trần.

Chưa kể, khi cơ hội đến đồng nghĩa với việc doanh nghiệp FDI nhảy vào cạnh tranh trực tiếp với các công ty nội địa, câu hỏi nữa đặt ra là: làm sao để mình tồn tại, cạnh tranh trên sân nhà?

Lời kêu gọi giảm thiểu đồ nhựa đang cứu sống ngành in ấn Việt – ngành 68 năm tuổi và tưởng chừng sắp bị lãng quên bởi cách mạng công nghệ? - Ảnh 1.

Bà Tô Mỹ Châu - Tổng Giám đốc CP Paper: "Khi kinh tế xã hội phát triển, thì chắc chắn nhu cầu về giấy, đặc biệt là bao bì sẽ phát triển theo".

Cơ hội đến, nhưng làm sao để mình tồn tại, cạnh tranh trên sân nhà?

"Tại sao mình là người Việt Nam, họ là những người đến từ các quốc gia khác mà lại có thể tóm lấy các cơ hội toàn cầu - đặc biệt từ đối tác Mỹ, trong khi bản thân nước sở tại mình không nắm bắt được?", người trong cuộc đặt vấn đề.

Thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp trong nước, thực tế cho thấy nhà in muốn mở rộng xuất khẩu bắt buột phải đầu tư rất nhiều vào chất xám, quy trình, công nghệ sản xuất; đồng thời phải đủ lực về tài chính để mua sắm thiết bị máy móc. Song, hầu hết thiết bị in tại Việt Nam hiện nay không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường.

Điều đáng nói, quy định tuổi đời đối với thiết bị nhập khẩu không được vượt quá 10 năm – vô hình đẩy giá thành do phải ghi nhận chi phí khấu hao – dẫn đến hàng Việt kém cạnh tranh so với đối thủ.

Một sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn cần phải có các thiết bị phù hợp, hơn nữa doanh nghiệp phải tính toán cân đối chi phí sản xuất, cân đối giữa chất lượng và giá thành mới tính đến yếu tố cạnh tranh, thu hút đơn hàng.

Nhìn chung, nhu cầu trở lại và ngày càng gia tăng đó, nhưng bài toán lúc này là doanh nghiệp in ấn trong nước phải làm sao để tiếp cận được với các nguồn hàng, để chuyển đổi năng lực sản xuất hướng đến đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hơn hết, trước mắt làm sao từ những cái hiện có, dù chưa phải là cao nhất nhưng vẫn đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời gian gần đây, nhiều bên cũng đã kiến nghị với các bộ ngành liên quan cho nới lỏng niên hạn, tuổi đời thiết bị máy in nhập khẩu; đồng thời đa dạng nguồn nhập từ đó gia tăng năng lực sản xuất, cân đối đầu vào – đầu ra nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng mới.

Bảo An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên