Lời khen không đúng cách cũng như "mũi khoan ngầm" hủy hoại tương lai của trẻ theo cách ít người nghĩ tới: "Con là giỏi nhất", hãy ngưng vuốt ve trẻ tai hại như thế
Khi bắt đầu có con, người ta mới bắt đầu hành trình học cách làm cha mẹ. “Khen” con là phương pháp hay nhưng khen thế nào mới đúng, có thể kích thích tinh thần học hỏi trong trẻ thì không phải phụ huynh nào cũng biết.
- 29-04-20203 bài học nếu được dạy từ nhỏ, bạn có thể thay đổi cả cuộc đời: Nhiều người trưởng thành tiếc nuối vì không biết nhưng lại lãng quên việc nhắc nhở cho con cháu mình
- 28-04-202010 bài học trẻ em nào cũng cần được dạy trước khi lớn, bạn đã dạy con được bao nhiêu điều dưới đây?
- 23-04-2020Chuyên gia giáo dục khuyên: Kiên trì tuân thủ 4 quy tắc khi nuôi dạy con trai trước 12 tuổi, trẻ lớn lên độc lập, gánh vác được mọi việc trong tương lai
- 25-10-2019Trẻ con có biết gì đâu: Lỗi thuộc về ai khi đứa trẻ nổi loạn và làm phiền người khác?
Nuôi dạy một đứa trẻ có thể phát triển một cách toàn diện là điều trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Hiện nay, có quá nhiều ông bố bà mẹ không có phương pháp dạy trẻ một cách khoa học. Nhiều người chọn cách dạy con bằng sự nghiêm khắc phê bình, phán ảnh tiêu cực khiến cho trẻ không thể tốt lên mà ngược lại chúng còn bị ảnh hưởng lớn đến tâm lý.
Nhưng cũng có nhiều người, thì chọn cách dạy con nhẹ nhàng, thường xuyên khen con. Tuy nhiên, cách này rất dễ bị tác dụng ngược, dễ khiến trẻ dễ lầm tưởng về khả năng của bản thân, mắc tính chủ quan và không hình thành thói quen học hỏi xung quanh.
Giáo sư Stanford Carol Dweck từng thực hiện một thí nghiệm về "phương pháp ca ngợi và phát triển chế độ tư duy". Ông đã kết luận được rằng: “Trẻ có tư duy tăng trưởng sẵn sàng theo đuổi việc học sẽ có can đảm hơn để đối mặt với thất bại, có khả năng thích nghi mạnh mẽ hơn và phát triển nhanh hơn.” Vì thể, việc kích thích tinh thần học hỏi trong trẻ là điều rất quan trọng và cần thiết mà phụ huynh phải làm. “Khen” con là phương pháp hay nhưng khen thế nào mới thực sự đúng. Giáo sư Stanford chỉ ra 5 trường hợp cha mẹ nên dành lời khen ngợi đúng lúc đúng chỗ cho con:
Khen ngợi những nỗ lực của con bạn
Khen ngợi những nỗ lực của trẻ có thể khiến trẻ cảm thấy rằng những nỗ lực của mình được tôn trọng và công nhận. Trẻ sẽ chú ý hơn đến quá trình nỗ lực của mình, rút ra bài học, biết cách đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn và kiên trì khác trong cuộc sống.
Ví dụ, nếu con bạn đạt được kết quả tốt trong kỳ thi, thay vì nói "Con thật tuyệt vời", tốt hơn hãy khen: "Mẹ thấy rằng bạn đã chuẩn bị rất nhiều cho kỳ thi này”. Chỉ cần một lời nói động viên của cha mẹ chính là động lực thúc đẩy sự thể hiện nỗ lực của trẻ. Vì thế, hãy trao lời khen khi con bạn xứng đáng và để chúng biết rằng cha mẹ luôn bên cạnh, quan tâm chúng.
Khen ngợi sự tiến bộ của con bạn
Đừng bao giờ có suy nghĩ đến việc so sánh con bạn với "con nhà người ta". Những gì bạn thấy là những thiếu sót của chính con bạn. Các đứa trẻ không hề giống nhau, hãy chọn cách giáo dục con bạn từ chính những thiếu sót và phát huy khả năng của chúng chứ không phải từ sự hoàn hảo của đứa trẻ khác.
Do đó, việc cải thiện một chút mỗi ngày so với ngày hôm qua là một điều tốt nhất. Cha mẹ nên biết cách nắm bắt sự tiến bộ của con, khuyến khích và khẳng định năng lực, để trẻ có thể tốt hơn mỗi ngày. Đồng thời, đứa trẻ có thể cảm thấy rằng cha mẹ thích và đánh giá cao sự tiến bộ của mình, và có thể chấp nhận những hạn chế và thiếu sót của mình trong tương lai.
Khen ngợi từng việc nhỏ trẻ làm
Khi khả năng của trẻ được cải thiện ở một mức độ nào đó, hãy nhớ khen ngợi các chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Việc này sẽ giúp bố mẹ hoàn thiện, dạy bảo trẻ từ những việc nhỏ nhất. Các bé cũng sẽ kịp thời chỉnh sửa, định hướng từ những việc nhỏ nhất.
Ví dụ: “Mẹ thấy sự phù hợp màu sắc của bức tranh con đang vẽ rõ ràng hơn trước và nó cũng hài hòa hơn. Con đã tiến bộ rất nhiều so với trước đây!”. Cách khen ngợi này có thể khiến trẻ chú ý nhiều hơn đến các chi tiết của riêng chúng, thường là chìa khóa dẫn đến thành công hay thất bại trong tương lai của trẻ.
Khen ngợi sự kiên trì của con bạn
Khi một đứa trẻ thực hiện một nhiệm vụ đầy thách thức, hãy nhớ định hướng sự kiên nhẫn và kiên trì của trẻ. Bởi vì nhiệm vụ khó khăn, sẽ mất năng lượng và một thời gian tương đối dài, dễ gây trạng thái chán nản và dễ bỏ cuộc.
Vì vậy, hãy khen ngợi sự kiên nhẫn bền bỉ của trẻ. Để trẻ thấy sự kiên trì của chúng sẽ được đổi bằng kết quả xứng đáng và trẻ hiểu rằng cha mẹ quan tâm đến mình trong suốt quá trình. Nói cho chúng vì sao chúng cần phải kiên trì? Để chúng xác định rõ sự kiên trì của bản thân và cố gắng. Đặc biệt, trong khi khuyến khích trẻ em, cha mẹ tuyệt đối biến cổ vũ thành sự kì vọng quá lớn rồi gây áp lực cho trẻ.
Nhận ra thái độ tốt của trẻ
Cho dù đó là học tập, công việc hay cuộc sống, thái độ quyết định chất lượng. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ với thái độ rất tích cực, đừng quên thể hiện thái độ của mình. Sự quan tâm, tin tưởng của bố mẹ sẽ khuyến khích trẻ đối mặt với khó khăn với thái độ tích cực hơn.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ William James từng nói: “Bản chất sâu sắc nhất cơ bản của con người là mong muốn được đánh giá cao. Trẻ em rất mong muốn đánh giá cao từ cha mẹ của họ.”
Theo Aboluowang