Lời khuyên của người phụ nữ trả hết khoản nợ 300.000 USD trong 3 năm và trở thành triệu phú
Bernadette Joy đã trả xong khoản nợ 300.000 USD và hiện có tài sản trị giá 1 triệu USD.
- 19-12-2021Người phụ nữ 51 tuổi trở thành triệu phú nhờ trúng xổ số độc đắc vẫn làm lao công, không cho con trai một xu tiền tiêu vặt nào: Ai cũng bất ngờ với quan niệm sống đặc biệt
- 17-12-2021Triệu phú 26 tuổi tiết lộ: Nắm được quy tắc này, bất kể bạn làm gì cũng "đầu xuôi đuôi lọt", tiền bạc tự động ùa vào túi
- 14-12-2021Nhóc tỳ thứ 3 nhà Hà Tăng "ngậm thìa vàng": Cháu nội tỷ phú, ở biệt thự triệu đô và hơn thế nữa!
Khi nói đến các ưu tiên tài chính, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý, tiết kiệm tiền và tạo lập quỹ khẩn cấp trước khi tập trung đầu tư là điều khôn ngoan.
Tuy nhiên, theo Bernadette Joy, huấn luyện viên tài chính và nhà sáng lập Crush Your Money Goals, điều đó không có nghĩa là tiết kiệm quá mức. Joy, đã trả xong khoản nợ 300.000 USD trong 3 năm và hiện có tài sản ròng là 1 triệu USD, cho biết một số khách hàng của bà đã tiết kiệm nhiều hơn mức cần thiết.
Bà nói: “Họ đang quá chậm chạp khi có thể đầu tư. Khi bạn đã tích đủ quỹ khẩn cấp, bạn có thể xem xét chuyển hướng một phần tài sản sang các tài khoản đầu tư để có một nền tảng tài chính vững mạnh về lâu dài”.
Bernadette Joy đã trả xong khoản nợ 300.000 USD và hiện có tài sản trị giá 1 triệu USD. Ảnh: Bernadette Joy
Tiết kiệm bao nhiêu là thông minh cho quỹ khẩn cấp
Hầu hết các chuyên gia tài chính, bao gồm Joy, cho rằng tiết kiệm được một khoản phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng sẽ là rất thông minh. Suze Orman, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Phụ nữ và tiền bạc”, chia sẻ, đại dịch Covid 19 là động lực để người Mỹ xem xét cần phải tiết kiệm được nhiều hơn.
“Sự thật của vấn đề là, bạn nên có quỹ khẩn cấp dùng được trong một năm ngay bây giờ", Orman nhận định ở thời điểm đại dịch ở đỉnh cao.
Điều này không dễ thực hiện. Theo một cuộc khảo sát của Bankrate năm 2021, hơn một nửa số người Mỹ, với tỷ lệ 51%, có quỹ khẩn cấp ít hơn 3 tháng sinh hoạt. Trong số 51% đó, 25% không có quỹ khẩn cấp nào cả.
Để tiết kiệm đủ tiền, bạn có thể tự động tiết kiệm và tuân theo ngân sách hoặc quy tắc 50/20/30 trong đó bạn phân bổ 20% thu nhập của mình cho tiết kiệm và đầu tư, 50% cho chi phí cố định và 30% cho chi tiêu linh hoạt.
Tuy nhiên, một khi bạn đã xây dựng được những gì bạn nghĩ là quỹ khẩn cấp phù hợp, bạn không cần phải tiếp tục đóng góp vào tài khoản tiết kiệm, Joy nói. Thay vào đó, hãy tập trung vào đầu tư, vốn có rủi ro đi kèm nhưng cũng rất nhiều khả năng tạo lập nên sự giàu có: “Tiền mặt sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn nếu nó không phát triển”.
Hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt. Ảnh: Twenty |
"Bắt đầu càng sớm càng tốt" là tốt nhất
Bởi vì thị trường có thể đi xuống cũng như đi lên, đầu tư có hiệu quả tốt nhất trong dài hạn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải bắt đầu sớm.
Mark La Spisa, một nhà hoạch định tài chính có tên tuổi và là Chủ tịch của Vermillion Financial Advisors, chia sẻ, nếu không thể đầu tư nhiều – đó cũng không phải là vấn đề: “Bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay cả khi chỉ có vài USD vẫn tốt hơn là không làm gì cả hoặc đợi cho đến khi bạn tích lũy một số tiền đáng kể”.
Điều này là nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép, đó là tiền lãi bạn kiếm được từ tiền của mình, cộng với tiền lãi mà nó đã được tích lũy.
Một ví dụ điển hình từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis cho thấy sức mạnh của lãi kép. Một người tiết kiệm bắt đầu sớm hơn sẽ có số dư tiết kiệm lớn hơn ở tuổi 65 so với một người khác bắt đầu tiết kiệm muộn hơn dù số tiền nhiều gấp 3 lần. Thêm 10 năm tiết kiệm nữa cùng với tăng trưởng kép sẽ giúp người đầu tiên vượt lên. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đầu tư liên quan đến rủi ro và những ví dụ như thế này không tính đến thực tế là thị trường có thể đi lên cũng có thể đi xuống và điều đó có thể ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư của bạn.
Nếu tiền trong tài khoản tiết kiệm kiếm được rất ít hoặc không có lãi, nó không thể phát triển. Nhưng nếu bạn đầu tư vào một tài khoản hưu trí, tiền của bạn có thể mang lại hiệu quả cho bạn.
Người đồng hành