Lời khuyên về TIỀN BẠC trong 5 giai đoạn quan trọng của cuộc đời một cô gái: Cái cuối đau nhưng đúng!
Kiếm tiền bạt mạng cũng không giàu bằng lận lưng những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi giai đoạn cuộc đời sau.
- 27-11-2021Quy luật của người giàu: 3 quan điểm về tiền bạc quyết định vị thế của bạn trên đường đời, ngộ ra càng sớm, thành công càng gần
- 25-11-2021Người sinh vào 3 khung giờ tốt lành này, số mệnh ắt giàu sang, tiền bạc đầy kho, một bước lên mây!
- 22-11-2021TIỀN BẠC phân loại tính cách: Kiểu người số 1 và số 2 đều đáng sợ dù cách chi tiêu trái ngược nhau hoàn toàn
Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng nó vẫn là một công cụ rất quan trọng trong cuộc sống. Nhất là khi bạn sắp sửa trải qua những thay đổi lớn, ảnh hưởng nhiều đến tương lai sau này như xin việc, đổi chỗ làm, lập gia đình, sinh con…
Chưa kể, thông thường trong mỗi căn nhà, phụ nữ luôn là người "tay hòm chìa khóa" - nắm giữ mọi thui chi. Thế nên dù ở bất cứ độ tuổi nào, chuyện hiểu về tiền bạc, có cái nhìn đúng đắn cũng như lên kế hoạch cho những mục tiêu lớn không bao giờ là thừa thãi với hội chị em.
Dưới đây là những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi cột mốc cuộc đời mà bất cứ cô gái nào cũng cần biết qua.
1. Lần đầu đi làm
Lần đầu đi làm hầu như ai cũng chỉ bận tâm đến mức lương mà công ty đưa ra. Song, đấy không hẳn là thu nhập chính thức của bạn bởi bạn sẽ còn phải trừ đi những loại thuế phí khác trước khi cầm được tiền vào tay. Tốt nhất bạn nên xem xét kỹ con số này là bao nhiêu để bắt đầu có những kế hoạch tài chính.
Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị quỹ khẩn cấp cho mình. Con số ban đầu có thể là 1 triệu, 3 triệu, 5 triệu… tùy theo thu nhập của bạn. Sau đó nên nâng dần lên cho đến 10 triệu, 20 triệu hoặc bằng 3 - 6 tháng lương của bạn. Chỉ khi có một khoản backup như thế này, bạn mới có thể yên tâm mình sẽ ổn, không rơi vào khủng hoảng tài chính nếu có sự cố xảy ra.
Khi đã đi làm và có lương, ngoài backup cho cuộc sống - nợ nần là thứ tiếp theo bạn cần giải quyết. Tập trung xử lý những khoản nợ có lãi suất cao rồi đến những món nợ lặt vặt, sau khi trả hết nợ các gánh nặng tài chính của bạn cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều.
2. Thay đổi chỗ làm
Khi bạn có một công việc mới, đồng nghĩa thu nhập cũng sẽ có ít nhiều thay đổi nên phải hoạch định lại toàn bộ kế hoạch tài chính. Hãy bắt đầu xem xét thu nhập chính thức, các khoản chi thiết yếu thay đổi ít nhiều với môi trường mới. Kiểm tra các loại bảo hiểm, chuyển đổi hoặc mua thêm nếu cần thiết. Tiếp đến, giai đoạn này bạn cũng nên nghĩ dần đến việc để dành và tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của cuộc đời.
Nếu thu nhập của bạn có sụt giảm, hãy siết chặt các khoản chi để đảm bảo cuộc sống không quá khó khăn, vất vả trong thời gian sắp tới. Nếu thu nhập bạn tăng, hãy cố giữ nguyên mức sống cũ và dành thêm nhiều tiền cho tiết kiệm, đầu tư .
3. Sắp sửa bước vào hôn nhân
Hôn nhân là cột mốc quan trọng bất nhất đời người, không chỉ các khía cạnh của cuộc sống mà tài chính cũng thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây bạn chỉ phải lo lắng cho bản thân giờ đây trách nhiệm về tài chính sẽ được san sẻ, gánh gồng cùng nửa kia.
Hãy cố thẳng thắn, minh bạch trong chuyện tiền bạc trước khi kết hôn để tránh hết những mâu thuẫn về sau. Hai bạn cần ngồi xuống trao đổi về các thói quen chi tiêu, mức thu nhập, nợ nần, số tiền tiết kiệm hay mục tiêu tài chính tiếp theo. Tiếp đến, hãy nói chuyện về những quan điểm của cả hai trong tiền bạc, từ đó bạn và chồng của mình hoàn toàn có thể học hỏi, thêm kinh nghiệm từ cách chi tiêu khôn ngoan của đối phương.
4. Chuẩn bị sinh con, nuôi nấng con cái
Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ là không hề nhỏ. Ngay từ khi mang thai bạn đã phải cân nhắc mình sẽ sinh ở bệnh viện nào, gói dịch vụ bao nhiêu tiền… cho phù hợp với tài chính gia đình nhất. Sau đó những chi phí cố định hằng tháng như sữa, tã, quần áo, chăm sóc y tế và loạt khoản chi lặt vặt mỗi ngày đều nên được ước lượng từ trước.
Việc này sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn, bỡ ngỡ khi đón thành viên mới trong gia đình. Đồng thời đây cũng là cách để các mẹ bỉm nhẹ gánh suy nghĩ, tránh xa được trầm cảm sau sinh.
5. Ly hôn
Có những điều không ai mong muốn nhưng chúng vẫn xảy đến, không chỉ phải chấp nhận và vượt qua mà chúng ta cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có thể bước tiếp trên con đường còn lại.
Ở giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định đúng đắn, xây dựng và làm chủ tài chính riêng của mình. Hãy lập ngân sách chi tiêu, quỹ khẩn cấp, khoản tiết kiệm và hàng loạt những mục tiêu tài chính mới. Đảm bảo tiền bạc sau khi chia ly vẫn được minh bạch rõ ràng, tách biệt "của anh" và "của tôi" càng sớm càng tốt.
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc