MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lối tắt kiếm tiền nhanh thoát nghèo của cổ nhân: ‘Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ’

30-10-2022 - 22:19 PM | Sống

“Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ” là câu nói truyền tai nhau trong giới kinh doanh của người xưa. Dẫu được đúc kết từ kinh nghiệm của cổ nhân, đến nay, lời dạy này vẫn còn nguyên giá trị.

Kinh doanh luôn được xem là đường tắt nhanh nhất để làm giàu. Tuy nhiên kinh doanh không phải là công việc dễ dàng. Nếu không có kinh nghiệm và sự từng trải, bạn sẽ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".

Kinh doanh như một loại "học vấn" nên nhiều người thường nói: "Người ngoài nghề nhìn thì náo nhiệt, người trong nghề mới thấy được gian khổ". Trong kinh doanh, chỉ dựa vào kiến thức lý thuyết bạn khó có thể thành công, điều quan trọng là kinh nghiệm thực tế. Các nhà kinh doanh thực thụ rất nhạy bén với thông tin thị trường và có tầm nhìn xa.

Khi nhìn thấy cơ hội kinh doanh, họ sẽ hành động ngay lập tức, nắm bắt cơ hội và phấn đấu để đạt được lợi nhuận. Dù là người quen hay người lạ, hễ thấy có lãi, những người kinh doanh sẽ chớp lấy thời cơ. Vì vậy, từ xưa cổ nhân đã truyền tai câu nói: "Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ".

Kiếm mối từ người quen có nghĩa là gì?

Với người chuyên làm ăn kinh doanh, họ biết tính toán kỹ càng và nhìn xa trông rộng hơn so với người bình thường. Đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, họ không xác định sẽ kiếm lợi kinh doanh từ đây. Khi bán sản phẩm cho người quen, nhằm gìn giữ mối quan hệ 2 bên, người kinh doanh sẽ không bán với giá cao hoặc chênh lệch quá nhiều so với giá gốc của sản phẩm. Họ chấp nhận lãi ít, thậm chí là hoà vốn nhằm tạo nền tảng vững chắc cho công việc làm ăn và kinh doanh sau này.

Không thể kiếm lợi nhuận từ người quen, song người kinh doanh giỏi sẽ biết tận dụng các mối quan hệ để có được mối hàng tốt. Nếu có mối quan hệ với cấp trên của doanh nghiệp, bạn sẽ trực tiếp có được giá buôn tốt. Vậy nên mọi người vẫn thường nói rằng: "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ". Nếu như có mạng lưới, khách hàng càng lớn, công việc làm ăn kinh doanh sẽ càng suôn sẻ và thu được lợi nhuận càng cao.

Lối tắt kiếm tiền nhanh thoát nghèo của cổ nhân: ‘Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ’ - Ảnh 1.

Người kinh doanh giỏi sẽ biết tận dụng các mối quan hệ để có được mối hàng tốt. Ảnh: Sohu.

Không chỉ vậy, những người kinh doanh thường có bí quyết riêng của mình. Ở giai đoạn đầu mới mở cửa hàng, khi chưa được khách hàng biết đến, người kinh doanh thường mời gia đình, người thân, bạn bè mua sản phẩm với giá ưu đãi, thậm chí là cho dùng thử miễn phí.

Khi cảm thấy hài lòng, những khách hàng thân thiết này sẽ trở thành kênh quảng cáo uy tín giới thiệu sản phẩm của bạn đến những người thân của họ . Nhờ vậy, công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn và ngày càng phát triển.

Kiếm cơm từ người lạ nghĩa là gì?

Đối với người quen, bạn khó có thể kiếm được lãi từ đối tượng này. Ngược lại, khách hàng quan trọng nhất của bạn là người lạ. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ như thế nào, có tốt hay không đều phụ thuộc nhiều vào những đánh giá khách quan của người xa lạ. Vì vậy nếu muốn kinh doanh tốt, bạn không nên ngần ngại nói chuyện với những khách hàng xa lạ. Đặc biệt, bạn cần đối xử tốt với họ bởi đây chính là khách hàng tiềm năng, giúp bạn duy trì được lợi nhuận lâu dài.

Như vậy có thể khẳng định, trong kinh doanh, người quen đóng vai trò tiếp lửa. Với người lạ, vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ, đối tượng này sẽ phản ánh chân thực chất lượng, giá cả của sản phẩm. Vì thế họ cũng là kênh quảng cáo sản phẩm cho bạn tốt hơn.

Lối tắt kiếm tiền nhanh thoát nghèo của cổ nhân: ‘Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ’ - Ảnh 2.

Khách hàng quan trọng nhất của bạn là người lạ. Ảnh: Sohu.

"Kiếm mối từ người quen, kiếm tiền từ người lạ" là câu nói kinh điển được giới kinh doanh truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Dù được đúc kết từ xa xưa, câu nói này vẫn có thể áp dụng với thời đại xã hội ngày nay. Câu nói này cũng được xem là kim chỉ nam giúp những người mới bước chân vào con đường kinh doanh tìm được phương hướng và lựa chọn đúng đắn.

Đinh Anh

Thể thao & Văn hoá

Trở lên trên