Lớn chưa từng có trong lịch sử: 140.000 bác sĩ Hàn Quốc sắp đình công, nền y tế xứ sở kim chi đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
Bất chấp sự mệt mỏi của người dân, cuộc đối đầu giữa các bác sĩ và chính phủ Hàn Quốc sắp leo thang lên mức độ chưa từng có trong lịch sử.
- 17-06-2024Cuộc chiến y tế tại Hàn Quốc diễn biến như phim: Các bác sĩ đưa ra “tối hậu thư” trước khi bệnh viện toàn quốc rơi vào tê liệt
- 16-06-2024Khủng hoảng y tế Hàn Quốc sau 4 tháng: Nhói lòng bệnh nhân ung thư tuyệt vọng mong các bác sĩ trở lại làm việc
- 13-06-2024Lý do nhân viên trẻ ở Hàn Quốc không thích được thăng chức
Tờ Korea Times cho hay Hiệp hội y khoa Hàn Quốc (KMA), đại diện cho 140.000 nhân viên y tế toàn quốc đã tuyên bố kế hoạch đình công tổng lực vào ngày 18/6/2024 tới đây, qua đó làm khủng hoảng trầm trọng thêm tại xứ sở kimchi.
Đây là cuộc đình công lớn chưa từng có trong lịch sử ngành tại Hàn Quốc với sự tham gia của hàng nghìn bác sĩ nội trú, qua đó kéo dài cuộc biểu tình của ngành kể từ tháng 2/2024. Theo KMA, khoảng 90,6% số bác sĩ thành viên tổ chức này ủng hộ việc chống lại kế hoạch cải tổ nền y tế nước nhà.
Trong khi đó, khoảng 73,5% số thành viên đồng ý tham gia cuộc đình công lớn nhất lịch sử trên của KMA.
Khủng hoảng lan rộng
Phía KMA cho biết dựa trên cuộc khảo sát của các thành viên, họ sẽ đình công vào ngày 18/6 tới đây và tiếp tục cuộc phản đối trên diện rộng. Thời gian kéo dài của cuộc biểu tình này sẽ tùy thuộc vào phản ứng của chính phủ.
Đồng thời, KMA cũng mong người dân Hàn Quốc hiểu cho động thái này khi chính phủ đang gây tác động đến cộng đồng y bác sĩ.
"Chính phủ Hàn Quốc đang từ chối thừa nhận các sai lầm của mình và tiếp tục gây áp lực bằng những chính sách cứng rắn. Bây giờ là thời điểm mà 140.000 nhân viên y tế chung sức yêu cầu chính phủ sửa chữa những chính sách sai lầm", Chủ tịch Lim Huyn Taek của KMA cho hay.
Trên thực tế, KMA đã phát động một cuộc đình công tương tự vào năm 2020 kéo dài 2 tuần khi chính phủ mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y dược. Tuy nhiên cuộc đình công lần này được cho là có quy mô lớn hơn nhiều khi lần đầu tiên KMA đề nghị toàn bộ thành viên xuống đường.
Đáp trả, chính quyền Seoul gọi hành động này là vi phạm pháp luật, coi thường sự sống chết của người bệnh. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo cam đoan rằng những bác sĩ nội trú nào quay trở lại làm việc sẽ không phải chịu hình phạt, bằng không sẽ áp dụng các biện pháp phát hành chính.
Mặc dù vậy, chính phủ Hàn Quốc vẫn kiên trì cuộc cải tổ ngành y tế bằng cách nâng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y dược thêm 1.500 người cho năm học 2025. Dù con số này đã giảm so với 2.000 người theo kế hoạch ban đầu nhưng vẫn vấp phải sự phản đối từ KMA.
Cuộc họp giao ban của Thủ tướng Hàn Quốc hiện chưa đưa ra được bước đột phá mới nào trong tình trạng bế tắc hiện nay. Thậm chí mọi chuyện đang tồi tệ hơn do các bác sĩ cấp cao bắt đầu tham gia phong trào đình công tập thể của những nhân viên y dưới cấp dưới.
Kể từ khi nắm quyền vào tháng 5/2024, Chủ tịch Lim Huyn Taek của KMA đã giữ thái độ cứng rắn và từ chối tham gia đàm phán với chính phủ trừ phi xem xét lại toàn bộ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y dược.
Đối với các bác sĩ nội trú, dù đã đình công được hơn 3 tháng nhưng vẫn kiên định bất chấp cảnh báo rút giấy phép làm việc ngày 4/6/2024 của Bộ y tế Hàn Quốc. Cuối cùng Bộ y tế đã phải nhượng bộ khi chấm dứt quyết định đình chỉ giấy phép những bác sĩ đình công không quay trở lại làm việc đúng hạn.
Kể từ cuối tháng 2 đến nay, hơn 10.000 bác sĩ nội trú trên toàn quốc đã khởi xướng phong trào đình công để phản đối việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y dược của chính phủ trong năm tới.
Động thái của Seoul diễn ra trong bối cảnh tình thiếu bác sĩ đang gia tăng. Hiện Hàn Quốc có số bác sĩ bình quân mỗi bệnh nhân thấp thứ 2 trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) với chỉ 2,6 bác sĩ trên mỗi 1.000 bệnh nhân.
Những con tin bất đắc dĩ
Cuộc giằng co kéo dài giữa chính phủ và cộng đồng bác sĩ đã dẫn đến sự gián đoạn y tế trên diện rộng với số ca phẫu thuật giảm và tỷ lệ hủy bỏ hẹn khám tăng cao. Bởi vậy quyết định đình công lớn chưa từng có của KMA sẽ càng khiến tình hình trầm trọng hơn.
"Chúng tôi đang kiệt sức rồi. Chúng tôi chẳng thể làm gì khác ngoài cầu xin các bác sĩ kiềm chế việc tiến hành thêm bất cứ cuộc đình công nào nữa", ông Ahn Ki Jong, người đứng đầu Liên minh bệnh nhân Hàn Quốc (KAPO) than thở.
Phía KAPO cho rằng cả chính phủ lẫn bác sĩ đều không ưu tiên sức khỏe của bệnh nhân, vốn đang bị bắt làm "con tin" trong cuộc khủng hoảng kéo dài hiện nay. Việc cả 2 bên không chịu nhường nhịn khiến ngày càng nhiều bệnh nhân Hàn Quốc lâm vào cảnh đau đớn.
Sự mệt mỏi của công chúng Hàn Quốc được thể hiện trong các cuộc khảo sát gần đây khi cho thấy người dân tin rằng các bác sĩ đang đi quá xa.
Thăm dò thực hiện bởi Công đoàn nhân viên y tế Hàn Quốc (KHMWU) vào cuối tháng 5/2024 cho thấy 85,6% số người được hỏi đồng ý rằng các bác sĩ nên quay lại làm việc, chỉ có 12% ủng hộ cuộc biểu tình tiếp tục.
*Nguồn: Korea Times
Đời sống và Pháp luật