Khủng hoảng y tế Hàn Quốc sau 4 tháng: Nhói lòng bệnh nhân ung thư tuyệt vọng mong các bác sĩ trở lại làm việc
Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc đình công của các bác sĩ không ai khác ngoài các bệnh nhân.
- 16-05-2024Cuộc chiến chưa kết thúc: 12.000 bác sĩ Hàn Quốc đình công tiếp tục đối mặt với khó khăn mới, khủng hoảng y tế toàn quốc rơi vào bế tắc
- 21-04-2024Khủng hoảng y tế Hàn Quốc cuối cùng cũng tạm thời kết thúc: Sau 2 tháng bác sĩ đình công, kết quả thế nào?
- 12-04-2024Hàn Quốc bổ sung trên 2.700 trợ lý bác sĩ để đối phó khủng hoảng y tế
Suốt 4 tháng vừa qua, cuộc khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc vẫn đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến các bệnh nhân tại quốc gia này khi nó chưa hề có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng căng thẳng hơn.
Trong bối cảnh các bác sĩ thực tập sinh đình công kéo dài, vào hôm 13/06 vừa qua, Hiệp hội các bệnh nhân đã đứng lên chỉ trích các bác sĩ lên kế hoạch cho cuộc đình công và kêu gọi chính phủ ban hành luật để ngăn chặn hành động tập thể của nhân viên y tế tái diễn.
Bệnh nhân và các nhà hoạt động yêu cầu chấm dứt cuộc đình công theo kế hoạch của các bác sĩ trong cuộc họp báo trước Quốc hội ở Seoul, ngày 13/6.
Theo Korea Times, tổng cộng có tới 92 Hiệp hội bệnh nhân đã đưa ra lời kêu gọi trong cuộc họp báo chung trước Quốc hội ở Seoul, khi Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) quyết định chính thức đình công vào ngày 18/6 và kéo theo sự tham gia của các bác sĩ cộng đồng và giáo sư y khoa khác.
Động thái này được cho là sẽ làm gián đoạn sâu sắc thêm hệ thống y tế vốn đã quay cuồng với cuộc đình công của các bác sĩ thực tập kể từ tháng 2 năm nay, nhằm chống lại các kế hoạch cải cách y tế của chính phủ liên quan đến việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y.
Nhóm các bệnh nhân cho biết trong một tuyên bố chung: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch đình công của KMA và quyết định đình chỉ hoạt động bệnh viện vô thời hạn của các giáo sư của Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul".
Một bệnh nhân ung thư (trái) khóc trong cuộc biểu tình kêu gọi các bác sĩ của cô không tham gia cuộc đình công ở Seoul, ngày 12/6.
"Trong vài tháng qua, bệnh nhân đã phải chịu đựng nhiều thiệt hại do khoảng trống dịch vụ y tế kéo dài do các bác sĩ thực tập đình công. Chúng tôi hy vọng vào một giải pháp nhưng lại chứng kiến một kế hoạch tấn công đẩy chúng tôi xuống vực thẳm".
Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng chỉ trích các bác sĩ của bệnh viện SNU khi bệnh viện này yêu cầu bệnh nhân hoãn đặt chỗ để điều trị y tế.
"Đáng lẽ họ nên đưa ra yêu cầu như vậy với các đồng nghiệp cấp dưới của mình". - một bệnh nhân nói.
Bất chấp sự phản đối gay gắt của các bác sĩ, chính phủ đã hoàn tất việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y thêm khoảng 1.500 vào cuối tháng 5 để nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ tại Hàn Quốc. Điều này được cho là sẽ tiếp tục đẩy căng thẳng giữa hai bên lên một mức cao hơn.
Nguồn: Korea Times, Yonhap
Phụ Nữ Số