Lũ lụt, nắng nóng bất thường, các thành phố lớn sẽ không chịu nổi biến đổi khí hậu
Viện Tài nguyên thế giới cảnh báo các thành phố sẽ trở nên không thể chịu nổi nếu hành tinh tiếp tục ấm lên với tốc độ hiện nay.
- 22-09-2024Nga 'bẻ gãy' lệnh trừng phạt của phương Tây: Đội tàu bị Mỹ và các đồng minh 'đóng băng' vẫn ung dung chở dầu Nga đi khắp nơi
- 22-09-2024Cục diện thay đổi: Tỷ phú này có thể trở thành người giàu nhất thế giới nếu chỉ xét về cổ phiếu nắm giữ vào năm sau
- 22-09-2024"Kỷ nguyên vàng" của ô tô ngoại tại Trung Quốc đang dần khép lại
Viện Tài nguyên thế giới đã nghiên cứu những gì có thể xảy ra tại gần 1.000 thành phố lớn trên khắp châu lục, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục hướng tới mức tăng 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo đó, nhiều thành phố có thể đối mặt với nắng nóng kéo dài hàng tháng, khiến nhu cầu năng lượng tăng vọt cho điều hòa không khí, cũng như nguy cơ phổ biến các loại dịch bệnh do côn trùng gây ra.
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) năm 2015 đã nhất trí một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Tuy nhiên theo đánh giá mới nhất của Liên hợp quốc, với các cam kết khí hậu của thế giới ngày nay, mức tăng nhiệt độ Trái đất có thể lên tới 2,9 độ C.
Năm 2024 được ví như "năm của thảm họa lũ lụt" (Ảnh: US Air National Guard)
Quy mô toàn cầu và tính phức tạp của biến đổi khí hậu đã ngốn 4.300 tỷ USD cho các thảm họa khí hậu kể từ năm 1970; với khoảng 66.000 km2 đất bị phá rừng vào năm 2022.
Những con số này không chỉ nhấn mạnh thách thức toàn cầu của biến đổi khí hậu mà chúng còn che giấu những bất bình đẳng đáng báo động. Những thay đổi nhỏ về áp suất khí quyển có thể đủ để phá hỏng một mùa hè dễ chịu ở các vùng ôn đới, nhưng chúng có thể đẩy các quốc gia ở những vùng cực đoan của Trái đất đến điểm giới hạn.
Tại Mỹ, các nhà khoa học về khí hậu tin rằng nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5°C sẽ đủ để cắt giảm 20% sản lượng kinh tế ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất của các tiểu bang phía Nam nóng hơn, trong khi lại có lợi cho vùng Tây Bắc Thái Bình Dương mát mẻ hơn.
Đơn cử như khi hạn hán và nhiệt độ tăng sẽ tác động đến năng suất cây trồng và loại cây trồng có thể phát triển. Điều này thúc đẩy nhiều người di cư từ vùng nông thôn ra thành thị vì họ cần thay đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các loại công việc khác.
Để hiểu cách điều này có thể làm gia tăng chênh lệch xã hội, có thể nhìn vào Bangladesh, nơi tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt ngày càng tăng khiến khoảng 500.000 người phải di cư từ các vùng ven biển đến thủ đô Dhaka mỗi năm.
Theo quy luật chung, cuộc sống của người dân có xu hướng cải thiện khi họ di cư đến các thành phố. Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế về 58 quốc gia cho thấy, mặc dù người lao động nông thôn có nhiều khả năng có việc làm hơn so với những người lao động ở thành thị, nhưng họ được trả ít hơn 24% mỗi giờ.
Biến đổi khí hậu còn đang bắt đầu hạn chế năng suất của các nền kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Ở Nigeria, hạn hán thường xuyên xảy ra đã đẩy nhanh quá trình di cư đến thành thị, với 75% những người bị bỏ lại cho biết biến đổi khí hậu khiến việc trồng trọt hoặc chăn nuôi trở nên khó khăn hơn.
VTV