MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lừa đảo trên Internet ở Cộng hòa Séc đã tăng 81%

Theo một báo cáo mới công bố của công ty an ninh mạng Avast, các trường hợp lừa đảo qua internet ở Cộng hòa Séc đã tăng 81% trong quý hai năm nay và gian lận chiếm hơn 75% các mối đe dọa bị chặn trên máy tính trong nước; trong khi đó ở Slovakia, số vụ lừa đảo tăng 57%.

Dữ liệu cho thấy sự gia tăng đáng kể về rủi ro mạng và các trường hợp lừa đảo qua internet ở Cộng hòa Séc, với số lượng các cuộc tấn công bị chặn tăng 24% trên toàn cầu so với giai đoạn trước, mức rủi ro cao nhất được ghi nhận trong ba năm qua.

Ông Jakub Kroustek, Giám đốc nghiên cứu mã độc tại Avast cho biết, cơ quan này đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh an ninh mạng hiện nay. Không chỉ bởi số lượng các mối đe dọa thuộc hàng cao nhất trong lịch sử nước này, mà nhóm tội phạm mạng còn sử dụng các biện pháp thao túng tâm lý thường xuyên hơn so với các kỹ thuật tấn công phần mềm độc hại truyền thống.

Lừa đảo trên Internet ở Cộng hòa Séc đã tăng 81% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: KT

Điều này đồng nghĩa với việc người dùng cần tăng cường hoạt động bảo mật và hiểu rõ hơn về hành vi gian lận, việc này sẽ đóng vai trò như một lớp phòng thủ bổ sung với tình trạng an ninh mạng hiện nay. Các nhà nghiên cứu của Avast đã nhận thấy hoạt động gian lận trên các trang web hẹn hò tăng 39%, cũng như số lượng trang web lừa đảo về quyên góp và quảng cáo tăng lên cùng hàng nghìn email lừa đảo mới.

Các đối tượng xấu đã sử dụng các thông tin đáng tin cậy từ ngân hàng, cơ quan nhà nước để khai thác, thao túng lòng tin của người sử dụng, qua đó buộc nạn nhân phải tiết lộ thông tin bí mật hoặc tham gia vào các giao dịch tài chính với lý do không có thật.

Cũng theo ông Kroustek, các xu hướng di động trong tương lai cũng đang nổi lên, chẳng hạn như tội phạm mạng sử dụng trí thông minh nhân tạo để lừa đảo thay đổi khuôn mặt, tạo ra sự bắt chước tinh vi nhằm lấy trộm các dữ liệu thông tin liên lạc khiến các cá nhân ngày càng khó phân biệt đâu là thật và đâu là giả.

Theo Hải Đăng

vov.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên