MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Luật 1 USD giúp tránh mua sắm cảm tính: 54% khách hàng hối hận khi tiêu dùng dịp lễ cuối năm, 28% vẫn chưa trả hết nợ từ chi tiêu cuối năm 2023

30-11-2024 - 09:59 AM | Tài chính quốc tế

Để có một mùa mua sắm cuối năm vui vẻ, người tiêu dùng nên áp dụng các quy tắc cho chi tiêu.

Luật 1 USD giúp tránh mua sắm cảm tính: 54% khách hàng hối hận khi tiêu dùng dịp lễ cuối năm, 28% vẫn chưa trả hết nợ từ chi tiêu cuối năm 2023- Ảnh 1.

Cuối năm thường là dịp lễ mua sắm của người tiêu dùng, nhưng tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều khách hàng cảm thấy tội lỗi khi phải rút ví tiền.

Tuy nhiên theo hãng tin CNBC, có một quy tắc có thể giúp người tiêu dùng không cảm thấy tội lỗi khi mua sẵm, không mắc bẫy nợ, sử dụng hiệu quả sản phẩm mua về và đặc biệt hữu ích khi chọn quà tăng, đó là "Quy tắc 1 USD".

1 USD

Khi cô Bernadette Joy tốt nghiệp thạc sĩ năm 2016 thì cô và chồng cũng mắc nợ khoảng 300.000 USD, bao gồm các khoản vay sinh viên và số dư thế chấp.

Thế nhưng vào năm 2020, cặp đôi này đã thoát khỏi cảnh nợ nần, tất cả là nhờ quy tắc 1 USD.

Luật 1 USD giúp tránh mua sắm cảm tính: 54% khách hàng hối hận khi tiêu dùng dịp lễ cuối năm, 28% vẫn chưa trả hết nợ từ chi tiêu cuối năm 2023- Ảnh 2.

Bản thân cô Joy đã từng rất nhiều lời khuyên tài chính, từ chi tiêu tiết kiệm, hạn chế vui chơi, giải trí, mua sắm...nhưng tất cả đều không có tác dụng bởi cuộc sống không cho phép.

Thay vào đó, cô Joy đã tìm ra nhiều cách sáng tạo hơn để mua sắm mà không cảm thấy tội lỗi và đó là quy tắc 1 USD được cô trình bày trong cuốn "Crush Your Money Goals".

"Quy tắc 1 USD là cách tôi thay đổi chi phí cho mỗi lần sử dụng hoặc chi phí cho mỗi lần mặc đồ mới mua. Tôi đã đơn giản hóa nó hơn nữa để xác định rằng việc mua một thứ gì đó nếu nó có giá 1 USD cho mỗi lần sử dụng là điều bình thường", cô Joy nói.

Ví dụ, khi một người bạn muốn mua một chiếc ghế sofa đắt tiền, cô Joy đã sử dụng quy tắc 1 USD để giúp tính toán rằng sản phẩm đó đáng giá miễn là anh ấy giữ nó trong 5 năm và sử dụng hàng ngày.

Theo Joy, quy tắc này giúp cô tránh mua những món đồ kém chất lượng hoặc những thứ cô ấy sẽ không thường xuyên sử dụng.

Ví dụ, Joy từng để mắt đến một chiếc đĩa hâm nóng sử dụng khi tiếp khách và nhận ra rằng mức giá 30 USD là không xứng đáng khi chỉ dùng 2 lần mỗi năm cho dịp lễ lớn mùa đông.

Ngoài ra, quy tắc 1 USD cũng rất hữu ích trong những ngày lễ khi bạn đang cố gắng mua quà cho những người mà họ thực sự thích.

Bất cứ khi nào mua quà, Joy có thể xác định đây có phải thứ họ sẽ sử dụng nhiều hay không và có đáng tiền hay không.

Mua hàng cảm tính

Số liệu của Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF) cho thấy sẽ có 183,4 triệu người mua sắm trực tuyến và truyền thống trong năm nay tại Mỹ trong khoảng từ Lễ Tạ ơn đến ngày "Cyber Monday".

Khảo sát cho thấy 57% người tiêu dùng có kế hoạch mua sắm tại thời điểm này vì những đợt giảm giá khó có thể bỏ qua.

Tuy nhiên nghiên cứu của Bankrate lại cho thấy người 54% số người tiêu dùng đã từng ít nhất một lần mua hàng theo cảm tính và thấy hối hận trong mùa lễ năm ngoái.

Luật 1 USD giúp tránh mua sắm cảm tính: 54% khách hàng hối hận khi tiêu dùng dịp lễ cuối năm, 28% vẫn chưa trả hết nợ từ chi tiêu cuối năm 2023- Ảnh 3.

Chuyên gia Ted Rossman tại Bankrate cho biết việc thỉnh thoảng nuông chiều bản thân là điều bình thường miễn là người tiêu dùng cân đối được ngân sách. Tuy vậy cơn khát mua sẵm nhân dịp giảm giá cuối năm thường khiến mọi người chi tiêu quá tay bằng thẻ tín dụng, dẫn đến vay nợ quá nhiều.

Nghiên cứu của NerdWallet cho thấy cho đến tận hiện nay, khoảng 28% người tiêu dùng Mỹ vẫn nợ thẻ tín dụng từ các khoản chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ cuối năm 2023.

Theo NerdWallet, giá cả đã tăng 20% kể từ đầu năm 2021 , trong khi tiền lương chỉ tăng trung bình 17% cùng kỳ, khiến nhiều hộ gia đình vô tình chi tiêu quá mức khi mua sắm dịp lễ.

Đồng quan điểm, chuyên gia Rossman cho biết mặc dù lãi suất đã giảm nhưng lãi suất thẻ tín dụng trung bình vẫn ở mức khoảng 20,4%.

Nghĩ kỹ trước khi rút ví

Theo chuyên gia Rossman, người tiêu dùng nên dành chút thời gian và tạm dừng trước khi mua hàng để tránh vay nợ từ ngày này qua tháng khác.

Tuy nhiên theo cô Joy, việc hạn chế mua sắm cảm tính là rất khó trong dịp lễ cuối năm trước những đợt giảm giá lớn và lối sống hiện nay.

Bởi vậy thay vì tiết kiệm thái quá thì có thể lựa chọn cách tiêu dùng thông minh, lựa chọn trải nghiệm thay vì các món hàng vật chất.

Ví dụ thay vì mua sắm quần áo, đồ dùng thì mọi người có thể lên kế hoạch đi chơi mùa lễ để trải nghiệm.

Tương tự, chuyên gia Rossman cho biết các nhà bán lẻ có thể dùng chiêu trò như ưu đãi có thời hạn nhưng nhiều khả năng sẽ có một đợt giảm giá khác sau đó trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và hàng tồn kho nhiều như hiện nay.

*Nguồn: CNBC

Theo Băng Băng

Nhịp Sống Thị Trường

Từ Khóa:
Trở lên trên