MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Luật sư của Phạm Công Danh đưa luận cứ bào chữa cho thân chủ

10-01-2017 - 14:45 PM | Tài chính - ngân hàng

Về kháng cáo của Phạm Công Danh liên quan đến đồng hồ và nhẫn được cho là kỷ vật, 3 bất động sản đứng tên của hai vợ chồng ở TP HCM, VKS không chấp nhận

16:55 ngày 10/01/2017

Tòa nghỉ. Ngày mai Tòa tiếp tục xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm.

16:45 ngày 10/01/2017

Bổ sung phần bào chữa cho mình, cựu chủ tịch VNCB cho rằng, đã bỏ cả tài sản cá nhân để cân đối thanh khoản của ngân hàng, trả lãi khách hàng. Phạm Công Danh đề nghị xem xét những nỗ lực, xác định công – tội.

“Tôi có lấy 5-10 tỷ trả lương cho nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh thì cũng chỉ là khoản nhỏ đối với những gì tôi bỏ ra để cứu VNCB”, Phạm Công Danh trình bày.

Phạm Công Danh đề nghị xem xét lại các khoản tiền đã bỏ ra để cứu VNCB. Cựu Chủ tịch cũng đề nghị xem xét lại bản chất khoản tiền mà ông ta cho rằng là quan hệ với ông Trần Quý Thanh. Ông ta đề nghị thu hồi các khoản tiền đề khắc phục hậu quả; được cơ hội bán sân vận động để khắc phục hậu quả....

16:41 ngày 10/01/2017

Luật sư cho rằng so với cấp sơ thẩm thì VKS đề nghị thu hồi tiền cho cao hơn cấp sơ thẩm 304 tỷ đồng. Ngoài ra là khoản giao dịch 400 tỷ đồng với ông Trần Quý Thanh vào ngày 21/6/2013 theo ủy nhiệm chi là thực hiện thỏa thuận ngày 11/5/2013. Bên cạnh đó LS cũng đề nghị xem xét khoản tiền 2.760 tỷ được LS cho rằng là khoản lãi không hợp pháp.

Bên cạnh việc thu hồi 3.600 tỷ trả cho bà Hứa Thị Phấn, phát mãi tài sản sân vận động Chi Lăng và bất động sản ở 209 Trường Chinh thì theo quan điểm LS có thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại của hai giai đoạn của vụ án Phạm Công Danh.

16:24 ngày 10/01/2017

Về quan điểm của án sơ thẩm cho rằng, “nguyên nhân khách quan do bị cáo tự tạo ra”, ông Phan Trung Hoài không đồng tình. LS Phan Trung Hoài cho rằng, NH thua lỗ Đại Tín và sau này là VNCB mỗi ngày thua lỗ 5-6 tỷ đồng..... Theo luận cứ của LS, sự “sụp đổ” sau này của VNCB không phải do nguyên nhân việc Phạm Công Danh rút tiền.

Về số tiền 5.490 tỷ đồng, LS cho rằng là mối quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích.

LS cũng đưa ra lời chứng thực lời khai của Phạm Thị Trang – tức Trang Phố núi. Lời chứng thực là Trang được LS công bố cho rằng, Trang chỉ là người giới thiệu Phạm Công Danh với ông Trần Quý Thanh.

Theo Trang Phố núi, quan hệ dân sự vay mượn giữa Trang và bà Trần Ngọc Bích đã kết thúc. Ông LS cho rằng, lời của Trang phù hợp với lời khai tại phiên tòa, phù hợp với quan điểm của VKS.

Ông LS đề nghị xem xét thực chất về các mối quan hệ liên quan số tiền 5490 tỷ đồng này.

Ngoài ra ông Phan Trung Hoài cũng đưa ra một số chứng cứ, tài liệu để khẳng định quan điểm bào chữa của mình rằng, số tiền 5.490 tỷ đồng là quan hệ vay mượn giữa Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh.

15:55 ngày 10/01/2017

Luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho Phạm Công Danh đưa quan điểm bào chữa.

15:31 ngày 10/01/2017

Luật sư Hà Hải bào chữa cho Phạm Công Danh. Theo luận cứ của luật sư đưa ra tại phiên tòa, cho rằng, nhóm của bà Hứa Thị Phấn đã không thực hiện đúng quy định pháp luật trong giao dịch chuyển nhượng NH Đại Tín với Phạm Công Danh.

Quá trình thực hiện không đúng hợp đồng ký kết, dòng tiền trả cho bà Hứa Thị Phấn có dấu hiệu phạm tội. Do vậy cần thu hồi tất cả những khoản tiền liên quan giữa Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn để khắc phục hậu quả.

15:12 ngày 10/01/2017

Ngoài ra LS cũng đưa ra một số quan điểm, luận cứ bào chữa cho thân chủ của mình trong đó có quan điểm thu hồi một số khoản tiền hàng ngàn tỷ để khắc phục hậu quả.

15:00 ngày 10/01/2017

Luận cứ của LS về hành vi liên quan đến khoản tiền 5.190 tỷ đồng cho rằng, tiền không ra khỏi VNCB, bà Bích và ông Thanh không bị thiệt hại mà Phạm Công Danh mới là mất tiền.


Các bị cáo trong đại án kinh tế tại VNCB.

Các bị cáo trong đại án kinh tế tại VNCB.

14:55 ngày 10/01/2017

Về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng, đặc điểm của tội danh này là gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng việc thẩm định giá theo tố tụng hình sự của Đà Nẵng đối với tài sản cầm cố là sân vận động Đà Nẵng và bất động sản tại 209 Trường Chinh không theo giá thị trường. Cấp sơ thẩm áp dụng những điểm có lợi cho bị can, bị cáo khi áp dụng giá đối với Công ty thẩm định giá miền Nam. Nên hành vi này gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Luận cứ của luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng, việc định giá theo một số nguyên tắc như, sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất… Công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính định giá khu phức hợp (sau khi hoàn thành dự án khu phức hợp xây dựng Thiên Thanh trên khu đất này-PV) là 10.000 tỷ đồng. Một số luận cứ của LS cho rằng, việc áp dụng căn cứ thẩm định giá của công ty thẩm định của Bộ Tài chính là đúng pháp luật.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay 5.000 tỷ đồng trong hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đang thuộc VNCB nắm giữ. Cho nên việc định giá, phát mãi tài sản thế chấp bằng đấu giá nếu có thể sẽ lớn thu về con số lớn hơn thiệt hại. “Khi đó bị cáo Danh sẽ không phạm tội Vi phạm quy định về cho vay…”.

14:24 ngày 10/01/2017

Luật sư đưa ra một số luận cứ đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng của Phạm Công Danh dựa trên những quy định có lợi cho bị can, bị cáo theo quy định pháp luật tố tụng mới.

14:20 ngày 10/01/2017

Phiên tòa chiều bắt đầu bằng phần bào chữa của LS Nguyễn Văn Trung – một trong 4 luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch VNCB.

............................................................................

11:47 ngày 10/01/2017

LS Trần Minh Hải đưa các quan điểm bào chữa cho Phạm Công Danh. Về việc đầu tư hệ thống Corebanking được xác định là lập khống rút hơn 63 tỷ đồng, luận cứ của LS đưa ra cho rằng không cần thông qua HĐQT khi chưa vượt qua số phần trăm vốn điều lệ.

Về hành vi lập khống hồ sơ thuê mặt bằng tại Sư Vạn Hạnh và Tô Hiến Thành không cần thông qua đại hội cổ đông VNCB.

Việc ủy thác đầu tư cổ phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh không vi phạm quy định về đầu tư trái phiếu của NHNN và cho rằng thuộc nghiệp vụ của NH, không vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.

Về quan hệ giao dịch liên quan đến khoản tiền 5.490 tỷ đồng, luận cứ của LS cho rằng là quan hệ cho vay giữa bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh với Phạm Công Danh.

Việc cho vay đối với các pháp nhân công ty của Phạm Công Danh, LS cũng cho rằng không vi phạm quy định cho vay trong lĩnh vực tín dụng và Luật các tổ chức tín dụng….

11:28 ngày 10/01/2017

LS Trần Minh Hải – bào chữa cho Phạm Công Danh. LS đưa các quan điểm bào chữa cho Phạm Công Danh.

Về việc đầu tư hệ thống Corebanking được xác định là lập khống rút hơn 63 tỷ đồng, luận cứ của LS đưa ra cho rằng không cần thông qua HĐQT khi chưa vượt qua số phần trăm vốn điều lệ.

Về hành vi lập khống hồ sơ thuê mặt bằng tại Sư Vạn Hạnh và Tô Hiến Thành không cần thông qua đại hội cổ đông VNCB.

Việc ủy thác đầu tư cổ phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh không vi phạm quy định về đầu tư trái phiếu của NHNN và cho rằng thuộc nghiệp vụ của NH, không vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.

Về quan hệ giao dịch liên quan đến khoản tiền 5.490 tỷ đồng, luận cứ của LS cho rằng là quan hệ cho vay giữa bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh với Phạm Công Danh.

Việc cho vay đối với các pháp nhân công ty của Phạm Công Danh, LS cũng cho rằng không vi phạm quy định cho vay trong lĩnh vực tín dụng và Luật các tổ chức tín dụng….

10:52 ngày 10/01/2017

Về hành vi liên quan đến khoản tiền 5.490 tỷ đồng, VKS cho rằng, khách hàng đã có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh.

Bà Võ Thị Như Thảo – PGĐ VNCB đã ký liên quan đến một số hồ sơ ủy nhiệm chi, chuyển khoản đã giúp sức cho Phạm Công Danh.

Ông Trần Trọng Nghĩa – Phó phòng kinh doanh của VNCB ký tên vay vốn, và ký một số hồ sơ liên quan đã giúp sức cho Phạm Công Danh rút tiền và chuyển tiền.

Các hành vi này, theo công tố viên cao cấp, chưa được cấp sơ thẩm đánh giá. VKS giữ quyền công tố tại tòa đề nghị HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra, VKS Cấp cao xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, bà Võ Thị Như Thảo và ông Trần Trọng Nghĩa.

VKS cũng đề nghị trong giai đoạn hai của vụ án Phạm Công Danh, cần tiếp tục làm rõ khoản tiền liên quan mối quan hệ vay mượn giữa bà Trần Ngọc Bích và Phạm Công Danh để truy thu thuế và hành vi trốn thuế.

Bên cạnh đó, quan điểm của VKS không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên tội danh của các bị cáo; không chấp nhận kháng cáo của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của Phạm Công Danh về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong vụ án, sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng thu hồi số tiền Phạm Công Danh đã chuyển cho ông Trần Quý Thanh 500 tỉ đồng, bà Hứa Thị Phấn hơn 130 tỉ đồng, bà Trần Ngọc Bích 119 tỉ đồng giao VNCB để đảm bảo khắc phục hậu quả.

10:31 ngày 10/01/2017

Về các kháng cáo việc bị tòa cấp sơ thẩm khởi tố liên quan đến tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bà Hứa Thị Phấn, ông Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam và một số người liên quan (đều là lãnh đạo của NH Đại Tín sau này khi Phạm Công Danh quản lý thì đổi tên thành VNCB), theo công tố viên là đúng quy định của pháp luật và đúng hành vi liên quan. Kháng cáo của những người này là không có cơ sở.

10:30 ngày 10/01/2017

Về kháng cáo của bà Quách Kim Chi – vợ của Phạm Công Danh liên quan đến cổ phần tại Tập đoàn Thiên Thanh, đồng hồ và nhẫn được cho là kỷ vật, 3 bất động sản đứng tên của hai vợ chồng ở TP HCM, quyết định của tòa cấp sơ thẩm là đúng quy định, VKS không chấp nhận kháng cáo của vợ Phạm Công Danh.

10:29 ngày 10/01/2017

Về kháng cáo của bà Hứa Thị Phấn liên quan đến một số khoản tiền trong đó có 851 tỷ đồng do Phạm Công Danh đưa, VKS cho rằng, không có cơ sở chấp nhận.

10:11 ngày 10/01/2017

Xét kháng cáo của bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng, theo công tố viên khoản tiền 5.190 tỷ đồng là vật chứng vụ án nên cần thu hồi để trả lại cho VNCB như án sơ thẩm là có căn cứ.

Việc yêu cầu giải chấp các số tiết kiệm liên quan đến kháng cáo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, VKS cũng cho rằng không có cơ sở chấp nhận. Kháng cáo của khách hàng gửi tiền về một số khoản tiền tỷ được cấp sơ thẩm quyết định thu hồi, giải tỏa phong tỏa bất động sản ở Long Hải cũng không được VKS chấp nhận.

10:07 ngày 10/01/2017

Các bị cáo khác là cựu cán bộ NH, Công ty định giá AMC và các giám đốc làm thuê, theo công tố viên, hậu quả gây ra của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, mức án sơ thẩm tuyên phạt dưới khung hình phạt, do đó không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt.

10:07 ngày 10/01/2017

Các bị cáo khác là cựu cán bộ NH, Công ty định giá AMC và các giám đốc làm thuê, theo công tố viên, hậu quả gây ra của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, mức án sơ thẩm tuyên phạt dưới khung hình phạt, do đó không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt.

09:51 ngày 10/01/2017

Bị cáo Doãn Quốc Long kêu oan, liên quan đến khoản vay của Công ty Đại Hoàng Phương, là cán bộ tín dụng nhưng không tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, không có báo cáo tài chính được kiểm toán, không tiếp xúc với khách hàng, chỉ thẩm định hồ sơ vay vốn, xác định tài sản đảm bảo dựa trên chứng thư thẩm định, hồ sơ không đảm bảo… nhưng vẫn đề xuất cho vay 280 tỷ đồng. Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo tội Vi phạm quy định về cho vay là có căn cứ không oan sai.

09:49 ngày 10/01/2017

Đối với Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Bạch Quốc Hào VKS cũng khẳng định không có cơ sở giảm nhẹ so với mức án cấp sơ thẩm.

09:48 ngày 10/01/2017

Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thành Mai theo công tố viên là có căn cứ và có phần nhẹ, không có cơ sở để giảm nhẹ thêm.

09:47 ngày 10/01/2017

Đối với Phan Minh Tùng kháng cáo kêu oan, trong số tiền hơn 63 tỷ đồng liên quan việc nâng cấp hệ thống Corebanking, VKS cho rằng, bị cáo đã thực hiện hành vi chỉ đạo của Phạm Công Danh, đứng tên tài khoản đồng sở hữu chuyển tiền, bị cáo cũng đã thực hiện hành vi lập hồ sơ khống trong việc cho công ty Nhất Nhất Vinh vay tiền. Việc sơ thẩm xác định bị cáo hai tội là không oan.

09:39 ngày 10/01/2017

Đối với kháng cáo của các bị cáo, VKS nhận thấy, Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương, chỉ đạo và phân công các thuộc cấp tại VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện các hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi. Hậu quả gây ra là đặc biệt nghiêm trọng. Cấp sơ thẩm xét xử cựu chủ tịch VNCB là có căn cứ không oan. Mức án 30 năm tù của cấp sơ thẩm là phù hợp.

09:36 ngày 10/01/2017

Về tội Vi phạm quy đinh về cho vay 5.000 tỷ đồng của VNCB thông qua 14 pháp nhân trong đó có 12 pháp nhân công ty do Phạm Công Danh lập ra, tài sản cầm cố là sân vận động Chi Lăng và khu bất động sản tại 209 Trường Chinh (Đà Nẵng), theo quan điểm của VKS các công ty của Phạm Công Danh không hoạt động kinh doanh, một số công ty hoạt động nhưng thua lỗ, tài sản đảm bảo là của Tập đoàn Thiên Thanh được Phạm Công Danh chỉ đạo nâng giá gần 4 lần thực tế.

Công ty định giá miền Nam được xác định hơn 2.600 tỷ đồng, trước đó Phạm Công Danh chỉ đạo nâng giá lên hơn 8.000 tỷ đồng. Phạm Công Danh không có khả năng chi trả. Ngoại trừ tài sản đảm bảo, hành vi này gây thiệt hại hơn 2000 tỷ đồng. Theo VKS, việc tòa cấp sơ thẩm xác định các bị cáo tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là có căn cứ.

09:28 ngày 10/01/2017

Về việc rút số tiền 5.910 tỷ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay gây thiệt hại 5.490 tỷ đồng, công tố viên khẳng định, số tiền 5.190 tỷ đồng là việc rút tiền bằng các hành vi vay giả tạo, gây thiệt hại cho VNCB. Hành vi này, Phạm Công Danh cũng được xác định là đúng vai trò chỉ đạo. Liên quan đến hành vi có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng, VKS cho biết đã không thực hiện đúng mục đích tiền vay, cho Phạm Công Danh vay tiền. Số tiền 5.490 tỷ đồng, VKS cho rằng là thực hiện theo thỏa thuận vay giữa Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh. VKS khẳng định, án sơ thẩm khẳng định vai trò chỉ đạo của Phạm Công Danh và các đồng phạm, đồng thời khởi tố Phạm Thị Trang – tức Trang Phố núi là có căn cứ. VKS cũng khẳng định, tòa sơ thẩm chưa xem xét vai trò của khách hàng liên quan hành vi này là bỏ lọt người phạm tội.

09:01 ngày 10/01/2017

Về hành vi ủy thác cổ phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thông qua Quỹ Lộc Việt để rút của VNCB số tiền hơn 900 tỷ đồng. Việc giải ngân quá vốn điều lệ, không thông qua tổ giám sát nhà nước, làm trái quy định Luật các tổ chức tín dụng…. trong hành vi này được VKS cho biết, cấp sơ thẩm xác định hành vi của các bị cáo là có căn cứ.

08:57 ngày 10/01/2017

Đối với hành vi lập hồ sơ thuê hai mặt bằng tại Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh gây thiệt hại hơn 400 tỷ đồng, cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo là có căn cứ. Phạm Công Danh giữ vai trò chỉ đạo và các bị cáo khác giữ vai trò giúp sức.

Hành vi này các bị cáo đã vi phạm quy định trong việc khi giải ngân số tiền quá 20% vốn điều lệ nhưng không thông qua HĐQT. Bị NHNN “tuýt còi” nhưng vẫn thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất. VNCB là ngân hàng yếu kém nên bị cơ chế giám sát đặc biệt.

08:48 ngày 10/01/2017

Trong hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước, cơ quan tố tụng làm rõ các hành vi phạm tội.

Về hành vi lập khống hồ sơ nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại hơn 63 tỷ đồng, VKS cho biết, Phạm Công Danh là người chỉ đạo và các đồng phạm có vai trò giúp sức.

08:46 ngày 10/01/2017

Qua tài liệu, chứng cứ và quá trình thẩm vấn tại phiên tòa phúc thẩm, VKS cho biết, tại thời điểm khởi tố vụ án, VNCB vốn chủ sở hữu âm hơn 18.400 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là hơn 38.000 tỷ đồng, tổng tài sản là hơn 16.700 tỷ đồng. Hậu quả trên do hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra.

08:32 ngày 10/01/2017

Phiên tòa mở đầu bằng việc đại diện VKS Cấp cao tại TP.HCM đưa ra quan điểm về kháng cáo trong vụ án.

08:20 ngày 10/01/2017

Bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh

08:19 ngày 10/01/2017

Nội dung kháng cáo và mức án sơ thẩm

*Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch VNCB (30 năm tù)

* Kháng cáo kêu oan

Phan Minh Tùng – Phụ trách tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh (7 năm tù)

Doãn Quốc Long – cựu cán bộ tín dụng VNCB Chi nhánh Sài Gòn (4 năm tù)

* Kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

1./. Nhóm bị cáo ngân hàng

Phan Thành Mai – cựu TGĐ VNCB (22 năm tù)

Hoàng Đình Quyết – cựu PGĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn, cựu GĐ VNCB Chi nhánh Lam Giang (19 năm tù)

Mai Hữu Khương – cựu GĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn (20 năm tù)

Phan Tuấn Anh – cựu trưởng phòng tín dụng VNCB (6 năm tù)

Lê Khắc Thái – cựu PGĐ VNCB chi nhánh Sài Gòn (4 năm tù)

Lâm Thị Thu – cựu kế toán trưởng VNCB Chi nhánh Sài Gòn (4 năm tù)

Võ Ngọc Nguyễn Bình – cựu phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn (5 năm tù)

Nguyễn Tiến Hùng – cựu cán bộ tín dụng VNCB Chi nhánh Sài Gòn (5 năm tù).

Huỳnh Nguyên Sang – cựu Phó trưởng phòng phụ trách kinh doanh VNCB Chi nhánh Lam Giang (5 năm tù)

Hoàng Việt Thắng – cựu GPĐ VNCB Chi nhánh Lam Giang (5 năm tù).

Nguyễn Quốc Sơn – cựu cán bộ tín dụng VNCB Chi nhánh Lam Giang (4 năm tù).

Bùi Thanh Nguyên – cựu cán bộ VNCB chi nhánh Lam Giang (3 năm tù).

2./.Nhóm bị cáo thuộc công ty thẩm định AMC

Bạch Quốc Hào – cựu PGĐ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB (7 năm tù)

Đặng Đình Tuấn – cựu Phó phòng phụ trách - công ty VNCB AMC (5 năm tù)

Thái Minh Thanh – cựu định giá viên Công ty VNCB AMC (4 năm tù).

3./. Nhóm bị cáo là giám đốc thuê

Trần Thanh Tùng – GĐ Công ty Thanh Quang

Nguyễn Quốc Thịnh – GĐ Công ty Thịnh Quốc (3 năm tù)

Bùi Thị Hà Thu – GĐ Công ty Đại Hoàng Phương (3 năm tù)

Nguyễn Văn Cường – GĐ Công ty Cường Tín

Nguyễn Minh Quân – GĐ Công ty An Phát (4 năm tù)

Cao Phước Nhàn – GĐ Công ty Phước Đại

Nguyễn Hữu Duyên – GĐ Công ty Quang Đại (3 năm tù)

08:19 ngày 10/01/2017

Trước đó, qua hai tuần xét hỏi, phiên tòa đã thẩm vấn các bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về các kháng cáo bản án sơ thẩm.

Trong phiên tòa cấp phúc thẩm đại án kinh tế xảy ra tại VNCB, Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch VNCB – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kháng cáo toàn bộ bản án.

Hai bị cáo kháng cáo kêu oan. Các bị cáo còn lại trong vụ án này kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài ra, tòa cũng xem xét kháng cáo của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án như nhóm khách hàng gửi tiền tại VNCB là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh…

Xem xét kháng cáo của bà Hứa Thị Phấn (thuộc nhóm cổ đông Phú Mỹ) người sở hữu NH Đại Tín trước khi chuyển nhượng cho Phạm Công Danh. Các cựu lãnh đạo của NH Đại Tín….

Vợ của cựu Chủ tịch VNCB bà Quách Kim Chi cũng có kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan đến cổ phần tại Tập đoàn Thiên Thanh, và một số tài sản liên quan đang bị kê biên trong vụ án này.

Trong vụ án này, các bị cáo nhận trách nhiệm hình sự hai tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

08:18 ngày 10/01/2017

Theo dự kiến, ngày hôm nay, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) – nay là CB sẽ bước vào phần tranh luận.

Theo nội dung vụ án, Ngân hàng VNCB được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu. Phạm Công Danh nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB.

Dưới sự chèo lái của Phạm Công Danh, ông ta đã chỉ đạo thuộc cấp tại VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện lập các hồ sơ đề án khống nâng cấp hệ thống Corebanking, hồ sơ thuê hai mặt bằng tại Sư Vạn Hạnh và Tô Hiến Thành, ủy thác đầu tư cổ phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh qua Quỹ Lộc Việt… để rút tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Từ sự điều hành của Phạm Công Danh, VNCB đã thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng.

Phạm Công Danh bị truy tố hai tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tại phiên sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù giam. Các thuộc cấp của ông ta nhận mức án từ án treo đến 22 năm tù giam.

Theo nhóm PV

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên