Luật sư mách nước để khách hàng của Địa ốc Alibaba đòi lại tiền
Theo các luật sư, khách hàng của Địa ốc Alibaba cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để làm rõ hành vi của công ty này và bảo vệ quyền lợi của mình.
- 21-09-2019Từ trong “sào huyệt” Alibaba: "Nguy cơ phá sản là chắc chắn"
- 21-09-2019CEO địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện: Ảo tưởng và luôn "nổ" về mức độ thiên tài
- 21-09-2019Lời khai của Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Alibaba
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Alibaba đã đã ký hợp đồng bán đất nền tại các "dự án" trên cho gần 7000 khách hàng, thu về khoản tiền bất chính "khổng lồ" hơn 2.500 tỉ đồng.
Ngay sau khi có thông tin lãnh đạo của công ty này bị bắt vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", nhiều khách hàng của Alibaba đã không khỏi lo lắng vì các khoản đầu tư của mình vào doanh nghiệp này có nguy cơ "mất trắng".
Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh - Đoàn Luật sư Hà Nội, đối với vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Cty Cổ phần Địa ốc Alibaba, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh đang khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra. Do đó theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì toàn bộ vật chứng, tang vật công cụ phạm tội đều được niêm phong, bảo quản để làm rõ trong quá trình điều tra, kết luận vụ án.
Trước khi khởi tố vụ án, cơ quan Cảnh sát Điều tra cũng đã phong tỏa tài khoản cá nhân của một số đối tượng trong vụ án nhằm ngăn chặn tẩu tán gây hậu quả khó khắc phục được.
Do đó, việc người dân có đòi được lại khoản tiền đã nộp cho Cty CP Địa ốc Alibaba và các công ty có liên quan hay không còn phụ thuộc vào quá trình điều tra cơ quan có thu lại được tài sản để khắc phục hậu quả do các đối tượng phạm tội gây ra hay không.
Được biết, Alibaba đã áp dụng mô hình kinh doanh theo hình thức huy động vốn, nhưng được biến tướng dưới dạng đa cấp.
Theo đó, khách hàng sẽ ký với Alibaba một hợp đồng hợp tác đầu tư góp vốn theo kiểu dân sự và chưa nhận đất ngay. Dựa trên hợp đồng này, định kỳ 6 tháng/lần Alibaba sẽ chi trả lãi cho khách với mức lãi suất cao lên đến 38%/năm.
Mức lãi suất 38%/năm cao hơn gấp nhiều lần so với lãi suất tiền gửi của ngân hàng (thường 8%/năm). Nên để có tiền trả cho các khoản lãi "khủng" này, Alibaba sử dụng "nước cờ" huy động nguồn tiền của người mua sau để trả cho người mua trước. Những người mua trước thấy được trả lãi "khủng" nên đã đua nhau "vứt" tiền vào Alibaba với hy vọng được giàu nhanh và từ đó "sập bẫy".
Theo luật sư Trương Anh Tú, việc người dân lấy lại số tiền đã nộp vào công ty là điều không hề dễ dàng.
"Bát nước đổ đi không thể lấy lại được đầy", nhưng lấy lại được bao nhiêu cho người dân thì tốt bấy nhiêu", luật sư cho biết.
Lao động