MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vn-Index giảm hơn 5,3%, khối ngoại mua ròng gần 330 tỷ trong khi nhà đầu tư nội "tháo chạy"

TTCK Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới trong phiên giao dịch hôm nay, khi các thị trường khác trong khu vực như Nhật, Thượng Hải tăng nhẹ.

Những thông tin về các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng cuối tuần qua đã tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Vn-Index mở cửa mất ngay mốc 800 điểm khi giảm hơn 30 điểm ngay từ đầu phiên, tuy nhiên lực cầu bắt đáy khá mạnh tại các bluechips đã giữ thị trường cân bằng ở vùng 797 điểm. 

Trong số các cổ phiếu Vn30 duy nhất ROS giảm sàn dư bán hơn 1 triệu cổ phiếu, trong khi đó VJC, PNJ, SBT, POW giảm hơn 6%, CTD, PLX giảm hơn 5%, MWG, VNM, HDB, STB, VIC, BVH, các cổ phiếu tác động mạnh đến chỉ số đều giảm hơn 4%, GAS, VHM, VRE, CTG, TCB, VCB giảm hơn 3%, lực cầu bắt đáy HPG, FPT khá tốt khiến các mã này chỉ giảm hơn 2%. 

Vn-Index giảm hơn 5,3%, khối ngoại mua ròng gần 330 tỷ trong khi nhà đầu tư nội tháo chạy - Ảnh 1.

Gần một nửa cổ phiếu lớn trong Vn30 giảm sàn

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (27/7), Vn-Index giảm 5,31%, mức giảm 43,99 điểm xuống 785,17 điểm; HNX-Index giảm 5,93%, mức giảm 6,48 điểm xuống 102,85 điểm, Upcom giảm 3,82% xuống 53,65 điểm.

TTCK Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới trong phiên giao dịch hôm nay, khi các thị trường khác trong khu vực như Nhật, Thượng Hải tăng nhẹ.

Nếu như đầu giờ sáng lực cầu bắt đáy đã giữ VN-Index trên 800 điểm thì cuối giờ lực bán mạnh và quyết liệt đã khiến toàn thị trường có hơn 155 mã giảm sàn. Trong đó hơn một nửa nhóm VN30 trắng bảng bên mua. BVH, CTG, MBB, PNJ, SSI, BID, CTD, HDB, MWG, PLX, STB, BST, TCB, VNM, VPB giảm sàn đồng loạt, các mã khác như GAS, VJC, VCB, FPT, MSN SAB đều bị bán mạnh. HPG đầu giờ sáng tăng nhẹ cuối phiên giảm hơn 3% xuống 25.950 đồng/cp, khớp lệnh gần 18,4 triệu cổ phiếu. Nhiều cổ phiếu lớn đã về mức giá hấp dẫn ở đầu tháng 5 tuy nhiên lực bán cắt lỗ mạnh mẽ đã khiến các bluechips hầu hết đều "ngã ngựa" trong phiên hôm nay.

Trên sàn Hose, covered warrant của các mã như PNJ giảm 57%, VPB giảm 54,9%, FPT, MBB, VNM, MBB giảm từ 40-48% trong phiên.

Trong số các mã đi ngược thị trường, GIL tăng trần giao dịch hơn 500 nghìn đơn vị, các mã khác tăng trần như VAF, LAF, NBB, STG giao dịch không đáng kể, chỉ vài chục cổ phiếu.

Trên sàn Upcom, LPB giảm hơn 10% mặc dù có tin nộp hồ sơ chuyển sàn Hose, BSR giảm 12,3% xuống 5.700 đồng/cp mức giá ở thời điểm đáy Covid tháng 3, CTR công trình Viettel giảm 9%, BVB của ngân hàng Bản Việt giảm sàn 14,2%.

Một điểm sáng trong phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng gần 330 tỷ trên 3 sàn. Khối ngoại mua mạnh cứng chỉ quỹ ETF SSI Finlead (2,7 triệu đơn vị), VRE, HPG, STB, GEX, bán ròng VNM…

Vn-Index giảm hơn 5,3%, khối ngoại mua ròng gần 330 tỷ trong khi nhà đầu tư nội tháo chạy - Ảnh 2.

Cập nhật tại thời điểm 14 giờ, Vn-Index giảm 5,63%, tương đương 46,69 điểm xuống 782,47 điểm. Sàn Hose có 154 mã giảm sàn/387 mã giảm điểm, chỉ có 24 mã tăng giá tuy nhiên thanh khoản rất thấp.

Trong nhóm VN-30, MWG, PNJ, SAB, SBT, STB, TCB, SSI giảm sàn đồng loạt.

Báo cáo của CTCK BSC, tham khảo từ làn sóng thứ 2 ở Trung Quốc: 13/6 khi xuất hiện ổ dịch ở Bắc Kinh, sau 50 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng, TTCK TQ cũng giảm -2.7%(CSI300), -2.4% (shanghaiComposite). Tại Hàn Quốc, TTCK giảm khá mạnh mất tổng cộng 7.5% trong khoảng 1 tuần từ 10-15/6.

Theo đánh giá nhanh của BSC, Diễn biến TTCK Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào các thông tin từ các ca lây nhiễm tại Đà Nẵng, trong thời gian ngắn hạn, ít nhất là cuối tháng 7- đầu tháng 8. (1) Trường hợp kiểm soát tốt kết hợp với các chính sách hỗ trợ kinh tế, và EVFTA đầu tháng 8 thì TTCK có thể bình ổn lại quanh khu vực 800, giảm vừa phải như TQ tháng 6/2020, (2) Trường hợp dịch bệnh lan rộng và các biện pháp ngăn chặn phải mạnh tay hơn thì TTCK có thể sẽ giảm mạnh hơn tương tự Hàn Quốc tháng 6/2020,về vùng 760 điểm.

Nếu trường hợp 2 diễn ra thì lưu ý các mã và ngành chịu ảnh hưởng xấu nhất thường là gồm các ngành hàng không, vận chuyển, xăng dầu, hàng xa xỉ, bán lẻ, TTTM...,trường hợp 1 diễn ra thì lưu ý các mã cổ phiếu của DN công nghệ, bán thực phẩm thiết yếu, telecom, giao hàng, dược.... Trong cả 2 trường hợp NĐT cũng nên bình tĩnh để có hành động phù hợp với tình trạng danh mục.

Vẫn có một số cổ phiếu đi ngược thị trường và tăng trần trong phiên giao dịch sáng nay như GIL, DAT hay VAF, thuy nhiên các mã tăng giá sáng nay thanh khoản rất thấp. Sàn HoSE hiện nay có 330 cổ phiếu giảm giá trong đó có 39 cổ phiếu giảm sàn, 24 mã tăng giá và 21 mã đứng giá.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, BVB của ngân hàng Bản Việt mới lên sàn giảm hơn 11%, SHB giảm 6,2%, TPB, VIB giảm hơn 5%, VCB, LPB, HDB giảm hơn 4%. Trong tất cả nhóm ngành, nhóm bất động sản khu công nghiệp sáng nay giữ giá nhất, PHR, SZC chỉ giảm 1%.

Các cổ phiếu giao dịch mạnh hiện tại đều là các cổ phiếu penny như FLC, ITA, AMD, HHS, LDG, HAG, các mã này đều giảm trên 6% và lộ dư bán sàn. 

Trên sàn Upcom, ACV giảm 8% xuống còn 51.000 đồng/cp, các cổ phiếu dầu khí như BSR, OIL đều giảm mạnh.

Ở thời điểm 9h40, đà giảm của VN-Index chững lại, chỉ số hiện mất hơn 27 điểm, giữ lại mốc 800 điểm.

Cập nhật lúc 11h, lực cầu bắt đáy duy trì khiến các cổ phiếu không giảm sàn hàng loạt, tuy nhiên các mã lớn giảm từ 4-5% khiến VN-Index mất mốc 800 điểm.

Trong nhóm VN30, duy nhất HPG xanh nhẹ, ngày 30/7 tới đây là ngày chốt quyền trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu, 5% bằng tiền mặt của HPG. trong khi đó hầu hết các bluechips khác đều giảm mạnh. MWG giảm 5,6%, xuống dưới 75.000 đồng/cp, VIC giảm 4,5% còn 84.000 đồng/cp, VHM giảm 2,8% còn 73.900 đồng/cp, BVH giảm hơn 5%.

Hai cổ phiếu hàng không HVN giảm sàn trong khi VJC giảm hơn 5%.

Cập nhật tại thời điểm cuối giờ sáng, Vn-Index giảm gần 40 điểm xuống 789,27 điểm.

Các cổ phiếu bán lẻ PNJ giảm sàn, MWG giảm 6,7%, các cổ phiếu penny và midcap như DXG, HBC, HAG, GVR, GTN, FRT giảm sàn đồng loạt và trắng bảng bên mua. HPG giữa giờ xanh nhẹ tuy nhiên hiện tại cũng giảm theo thị trường chung. Thanh khoản cuối phiên sáng sàn HoSE đạt hơn 3.800 tỷ, sàn Hà Nội và UpCom khoảng hơn 600 tỷ.

Châu Cao

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên