Lục địa chưa từng biết lộ diện, chiếm một phần Đông Nam Á
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra "lục địa bị thất lạc" 155 triệu năm trước mang tên Argoland. Một số quốc gia Đông Nam Á đang tọa lạc ngay phía trên nó.
- 28-10-2023Sự thật lạnh người về “siêu lục địa sát thủ”
- 21-10-2023Dài 9.000 km, mang 1.000 tấn hàng hoá triệu đô từ “tam giác vàng” kinh tế đến châu Âu, tuyến đường sắt xuyên lục địa từ Trung Quốc khiến thế giới trầm trồ
- 11-10-2023Lục địa thứ 7 của Trái Đất bị xé toạc do "đại hồng thủy lửa"
Theo Science Alert, Argoland được biết đến là một lục địa cổ đại đã tách ra khỏi châu Đại Dương ngày nay từ 155 triệu năm trước, tuy nhiên cho đến gần đây các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nó ở đâu.
Sự phân chia lục địa thường để lại dấu vết trong các hóa thạch, đá và dãy núi cổ xưa. Nhưng Argoland bặt tăm.
Các mảnh chính của Argoland ngày nay được thể hiện bằng màu xanh lá cây trên bản đồ địa chất - Ảnh: Advokaat & Hinsbergen
Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết họ tìm ra các mảnh "lục địa ruy băng" bất thường như đang được cột ở phía Đông Nam của lục địa Á - Âu.
Một phần các mảnh này dạt về phía Đông của Đông Nam Á, nằm ngay bên dưới nhiều hòn đảo của Indonesia, trong khi một mảnh lớn khác vòng lên tận phía Myanmar.
Họ kết luận đó chính là Argoland, một lục địa đã khởi đầu bằng các mảnh nhỏ ghép lại với nhau chứ không phải khối lớn.
Do vậy khi tách khỏi châu Đại Dương, nó đã phân tán thành nhiều mảnh lớn nhỏ khác nhau. Các nhà khoa học đã lạc lối khi cố tìm một khối lục địa lớn.
Dựa trên giả thuyết này, Argoland không thực sự biến mất, mà đã trở thành một quần thể mở rộng và rời rạc, nơi một phần đất đai Đông Nam Á ngày nay tọa lạc.
Bởi vì nó không phải là khối rắn mà là một loạt tiểu lục địa được ngăn cách bởi đáy đại dương, các nhà khoa học Utrecht đã đặt cho Argoland một cái tên mới là Argopelago, trong đó "pelago" là "đại dương" trong tiếng Latin.
Mô phỏng tái hiện cách Argoland tách ra khỏi lục địa Á - Âu ngày nay trong thời kỳ siêu lục địa chia thành hai siêu lục địa Bắc - Nam là Lausaria và Gondwana, để rồi lại tách ra khỏi châu Đại Dương để ghép vào Đông Nam Á - Clip: Advokaat & Hinsbergen
Nghiên cứu này cũng góp phần giải thích về "đường Wallance" kỳ lạ, một rào cản vô hình chạy qua giữa Indonesia và chia hệ động vật - bao gồm con người sơ khai - ở đây làm đôi.
Các loài đặc hữu ở phía Đông và phía Tây của đường Wallance rất khác biệt, trong đó phía Đông có những loài giống với các loài ở nước Úc như thú có túi và vẹt mào.
Người Lao động